PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text KHBD Địa lí 12 Cánh Diều.docx

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ 12 – Sách giáo khoa Địa lí 12 bao gồm 4 chương, 30 bài. + Chương 1. Địa lí tự nhiên (5 bài). + Chương 2. Địa lí dân cư (3 bài). + Chương 3. Địa lí các ngành kinh tế (10 bài). + Chương 4. Địa lí các vùng kinh tế (12 bài). – Chuyên đề học tập Địa lí 12 bao gồm 3 chuyên đề. + Chuyên đề 1. Thiên tai và biện pháp phòng tránh. + Chuyên đề 2. Phát triển vùng. + Chuyên đề 3. Phát triển làng nghề. – Toàn bộ thời lượng của Địa lí 12 là 105 tiết. Trong đó, phần kiến thức cốt lõi là 70 tiết và phần Chuyên đề học tập là 35 tiết. – Phần kiến thức cốt lõi Địa lí 12 gồm 62 tiết học kiến thức mới và 8 tiết để ôn tập, kiểm tra, đánh giá. Phân phối chương trình dự kiến có thể dựa vào bảng dưới đây. NỘI DUNG/ BÀI THEO SÁCH GIÁO KHOA Số tiết CHƯƠNG 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 13 Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 2 Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống 3 Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên 5 Bài 4. Thực hành: Trình bày báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam 1 Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường 2 CHƯƠNG 2. ĐỊA LÍ DÂN CƯ 5 Bài 6. Dân số, lao động và việc làm 3 Bài 7. Đô thị hoá 1 Bài 8. Thực hành: Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá 1 CHƯƠNG 3. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ 19 Bài 9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN 6 Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 4 Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam 1 Bài 12. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 1 CÔNG NGHIỆP 5 Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp 3 Bài 14. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam 1 Bài 15. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển các ngành công nghiệp ở nước ta 1 DỊCH VỤ 6 Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 3 Bài 17. Thương mại và du lịch 2 Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu thực tế về một số hoạt động và sản phẩm dịch vụ của địa phương 1 CHƯƠNG 4. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ 25 Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 2
Bài 20. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng 3 Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ 2 Bài 22. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ 2 Bài 23. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên 2 Bài 24. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ 3 Bài 25. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long 2 Bài 26. Thực hành: Viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó 1 Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm 3 Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo 2 Bài 29. Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam 1 Bài 30. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương 2 Tuần ……….. Tiết PPCT:………… Ngày soạn: …. /…. /2024 BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Sử dụng được bản đồ để xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta. Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lý đối với KT-XH, AN- QP, hình thành nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. - Đọc được bản đồ hành chính châu Á, bản đồ tự nhiên nước ta từ atlat địa lý. - Cập nhật được những thông tin chính xác và thời sự về chủ quyền lãnh thổ nước ta trên biển Đông. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, lòng tự hào dân tộc. - Chăm chỉ, sống trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh 2. Học sinh: SGK, Atlat. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 12 2 3 4 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS hình dung được những nét chính về hình dạng lãnh thổ Việt Nam. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh 2 nhóm-đội chơi trò chơi NHANH NHƯ CHỚP - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS các đội chơi trả lời câu hỏi, GV thông báo đáp án. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí nước ta
a) Mục đích: HS trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các điểm cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; Xác định được hệ tọa độ của nước ta. b) Nội dung: HS 4 nhóm quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu ở phiếu học tập, nhóm nào nhanh hơn của GV. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 1 Vị trí Việt Nam a. Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở phía đông nam của châu Á, trên bán đảo Đông Dương. + Phần đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. + Trên biển, Việt Nam có chung Biển Đông với nhiều quốc gia. - Phần đất liền nước ta giới hạn từ vĩ độ 8°34'B đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 102°09'Đ đến kinh độ 109°28'Đ. - Trên Biển Đông, vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50′B và kinh độ 101°Đ đến khoảng kinh độ 117°20'Đ. - Kinh tuyến 105°Đ chạy qua nước ta nên phần lớn lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ số 7. b. Vị trí Việt Nam có các đặc điểm nổi bật + Nằm ở khu vực Đông Nam Á – nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về nền văn hoá và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. + Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong). + Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải; nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau. + Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,... và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, Atlat, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi: Quan sát bản đồ, xác định vị trí địa lí của Việt Nam?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.