PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 25 Hệ sinh thái.docx

BÀI 25. HỆ SINH THÁI PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Hệ sinh thái bao gồm: A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã. D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã. Câu 2. Khi nói về hệ sinh thái, khái niệm nào sau đây là đúng? A. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định. B. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định. C. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định. D. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định. Câu 3. Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Cá thể. Hướng dẫn: vì hệ sinh thái gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. Câu 4. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm: A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải. C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. Câu 5. Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất. hữu cơ thành các chất vô cơ. C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. Hướng dẫn: vì nấm thuộc nhóm sinh vật phân giải. Câu 6. Sinh vật sản xuất là những sinh vật: A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp Câu 7. Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo bởi: A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Hướng dẫn : vì HSTNT được con người lợi bỏ những loài ảnh hưởng đến loài sản xuất và đước bón phân, tưới nước, chăm sóc… nên năng suất cao. Câu 12. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái Đất là A. năng lượng gió. B. năng lượng điện. C. năng lượng nhiệt. D. năng lượng mặt trời. Câu 13. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền qua A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn. B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã. C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài. D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã. Hướng dẫn : vì năng lượng được chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Câu 14. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng A. càng giảm. B. càng tang. C. không thay đổi. D. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng. Hướng dẫn : vì năng lượng được chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao thường rất thấp. Câu 15. Hiệu suất sinh thái là: A. Tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. B. Tỷ lệ % năng lượng tích lũy được giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. Tỉ lệ % năng lượng tiêu hao trong hệ sinh thái. D. Tỉ lệ % năng lượng mất qua hô hấp giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Câu 16. Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây? A. Bắt đầu từ một môi trường đã có sinh vật. B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian. C. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phục hồi môi trường. D. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực. Câu 17. Diễn thế sinh thái là A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường. B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 18. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế. B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.
C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế. D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng. Câu 19: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã. C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể. D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã. Câu 20 : Trong hệ sinh thái đồng cỏ, nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Mùn hữu cơ. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Sâu ăn cỏ. Câu 21. Chuỗi thức ăn là ? A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau. C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau. D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau. PHẦN HIỂU. Câu 22. Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, kết luận nào sau đây sai? A. Hình thành do hoạt động của các quy luật tự nhiên. B. Đa dạng sinh học thấp, chuỗi thức ăn ít bậc dinh dưỡng. C. Có năng suất sinh học cao. D. Sinh vật dễ bị dịch bệnh. Hướng dẫn : hệ sinh thái nông nghiệp có sự can thiệp của con người nên có năng suất cao, độ đa dạng thấp, chuỗi thức ăn ngắn, ít sâu bệnh, nhưng vẫn hoạt động theo quy luật tự nhiên. Câu 23. Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là: A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc. B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái. C. điều kiện môi trường vô sinh. D. tính ổn định của hệ sinh thái. Câu 24. Hệ sinh thái nào sau đây có tính ổn định thấp nhất? A. Rừng nguyên sinh B. Hồ nuôi cá. C. Đồng cỏ. D. Đại dương. Hướng dẫn : Vì hệ sinh thái nhân tạo thường có tính ổn định thấp nhất. Câu 25. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái thành phố. C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. Hệ sinh thái nông nghiệp. Câu 26. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.