Content text BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN.docx
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn trích sau đây: “Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn; … quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Triều vua Lu-I XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những “mật lệnh có ấn vua” nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước”. (A. Man-phờ-rét, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, 1965, tr.18-19) a. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân. b. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho tầng lớp quý tộc mới. c. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc. d. Tình hình chính trị ở Pháp dưới triều vua Lu-I XVI khủng hoảng trầm trọng. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới. Dưới thời vua Sác – lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân càng thêm cơ cực. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động được biểu hiện qua những cuộc xung đột giữa Quốc hội với nhà vua. a. Tư sản và quý tộc mới ở Anh bị cản trở làm giàu do sự chèn ép của chế độ phong kiến. b. Vua Sác – lơ I ban hành một số chính sách giúp nước Anh ổn định đời sống chính trị. c. Mâu thuẫn giữa Quốc hội với nhà vua diễn ra trên nhiều mặt nhưng chủ yếu là kinh tế. d. quần chúng nhân dân, tư sản và quý tộc mới ở Anh có khả năng kinh doanh làm giàu. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh vấn đề tài chính, khi Sác – lơ I triệu tập Quốc hội (4-1640) nhằm tăng thuế, để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Quốc hội, gồm đa số là quý tộc mới và tư sản, không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra, kịch liệt công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội. Sác – lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song đã bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt. Bị thất bại, Sác – lơ I chạy lên phái Bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công”. a. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh. b. Mục đích của vua Sác – lơ I triệu tập Quốc hội nhằm vay tiền và ban hành thuế mới.
c. Các giai cấp ở nước Anh đều bất bình khi vua Sác – lơ I dùng vũ lực đàn áp nhân dân. d. Quần chúng ở Anh đã ủng hộ quý tộc và tư sản việc kiểm soát tài chính, quân đội. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Do kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ. Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, Chính phủ Anh đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề…Những chính sách đó đã làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân”. a. Kinh tế của các thuộc địa ở Bắc Mĩ chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của thực dân Anh. b. Chính phủ Anh ra nhiều lệnh cấm vô lí đối với nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ. c. Thực dân Anh ban hành nhiều chính sách vô lí nhằm độc quyền ở châu Mĩ. d. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân Bắc Mĩ với thực dân Anh đang dần hình thành. Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Lần đầu tiên, các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao như một sự thách thức đối với thực dân Anh ở Bắc Mĩ cũng như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp lục địa châu Âu. Nhưng tuyên ngôn cũng không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động”. a. Đây là bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. b. Lần đầu tiên có bản Tuyên ngôn đề cập đến quyền con người là bất khả xâm phạm. c. Bản Tuyên ngôn ở Mĩ đã làm chế độ phong kiến thế giới bị lung lay dữ dội. d. Bản Tuyên ngôn ở Mĩ đã giúp quần chúng nhân dân được nhiều quyền lợi tốt hơn. Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Về tình hình chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu vua Lu – I XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị”. a. Thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước phong kiến lạc hậu do vua Lu-I XVI đứng đầu. b. Xã hội Pháp ngoài đẳng cấp tăng lữ, đẳng cấp thứ ba còn có đẳng cấp quý tộc mới. c. Mâu thuẫn giữa ba đẳng cấp ở Pháp chủ yếu là về kinh tế và địa vị chính trị. d. Dự báo nước Pháp sắp diễn ra một cuộc cách mạng giữa quý tộc và đẳng cấp thứ ba.
Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau: “Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu à Mông – te – xki – ơ, Vôn – te, Rút – xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki – tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công và hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ”. a. Triết học Ánh sáng là trào lưu tư tưởng chống lại phong kiến và nhà thờ ở Pháp. b. Những nhà Triết học Ánh sáng đã chủ trương xây dựng mô hình kinh tế mới. c. Những tư tưởng của Triết học Ánh sáng đã giúp thúc đẩy xã hội Pháp tiến lên. d. Ba nhà Triết học Ánh sáng ở Pháp đã đề xuất xây dựng nhà nước lập hiến mới. Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau: “Cuối tháng 8-1789, ở nước Pháp Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiện nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Tuyên ngôn gồm 17 điều, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người và khẳng định chủ quyền của nhân dân, đồng thời tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm”. a. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền thừa nhận về quyền tự do, bình đẳng và quyền sở hữu của con người. b. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp được công bố bởi giai cấp tư sản công thương. c. Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thể hiện khát vọng và ý chí của nhân dân Pháp về quyền con người. d. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã xây dựng cho nước Pháp thiết chế xã hội mới, hiện đại hơn. Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau: “Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra”. a. Cuối thế kỉ XVIII, ngành kinh tế công nghiệp, ngoại thương là chủ yếu ở nước Pháp. b. Nông dân Pháp bị ba tầng áp bức là lãnh chúa, tư sản, địa chủ phong kiến. c. Công cụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước Pháp thế kỉ XVIII vẫn lạc hậu, thô sơ. d. Nông dân ở Pháp cuối thế kỉ XVIII phải chịu cảnh đóng địa tô cao, thuế nặng nề. Câu 10. Cho bảng dữ kiện về một số mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại:
Cách mạng tư sản Mục tiêu Anh Tầng lớp quý tộc mới và tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến lập nhà nước mới, mở đường kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Nhân dân 13 thuộc địa hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới thống nhất thị trường dân tộc. Pháp Nhân dân Pháp mong muốn lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế xây dựng nhà nước dân chủ tư sản, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. a. Ở Anh tầng lớp quý tộc và tư sản đã liên kết đấu tranh chống chế độ phong kiến để xác lập nhà nước do dân bầu ra. b. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ có mục tiêu đấu tranh chung là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. c. Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ đều hướng đến thành lập nhà nước dân chủ tư sản với tầng lớp quý tộc mới và tư sản thay nhau cầm quyền. d. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ hướng đến mục tiêu đấu tranh để mở rộng sự phát triển kinh tế hàng hóa, cải tiến kỹ thuật. Câu 11. Cho bảng dữ kiện về một số nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại: Cách mạng tư sản Nhiệm vụ Cách mạng tư sản Anh xóa bỏ tính chuyên chế phong kiến, thống nhất thị trường dân tộc; xác lập nền dân chủ tư sản. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc; xác lập nền dân chủ tư sản, đảm bảo các quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và tư hữu tài sản. Cách mạng tư sản Pháp hình thành thị trường dân tộc thống nhất; Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng; xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. a. Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại chỉ thực hiện một nhiệm vụ chung là nhiệm vụ dân tộc điển hình. b. Giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường và hình thành quốc gia dân tộc là nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản cận đại. c. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản, ban bố các quyền dân chủ tư sản là nhiệm vụ dân chủ chung của cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ.