Content text 52. Giao lưu thi HSG Hòa Bình [Trắc nghiệm + Tự luận] form mới.docx
Trang 1/5 – Mã đề 012-H12A SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÒA BÌNH LIÊN TRƯỜNG THPT ĐỀ GIAO LƯU (Đề thi có 5 trang) ĐỀ GIAO LƯU THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 016- H12A PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Phản ứng thuận nghịch xảy ra đồng thời hai chiều trong cùng điều kiện. B. Phản ứng một chiều có thể xảy ra hoàn toàn. C. Phản ứng thuận nghịch không thể xảy ra hoàn toàn. D. Hiệu suất phản ứng thuận nghịch có thể đạt đến 100%. Câu 2: Cho phản ứng: N 2 (g) + 3H 2 (g) ⇋ 2NH 3 (g); Δ r = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất. C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu 3: Các chất khí được thu vào bình theo đúng nguyên tắc bằng cách đẩy không khí (X, Y, Z) và đẩy nước (T) như sau: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. X là chlorine. B. Y là hydrogen. C. Z là nitrogen dioxide. D. T là ammonia. Câu 4: Trong khí thải của quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có lẫn khí NH 3 . Khí này rất độc đối với sức khỏe của con người và gây ô nhiễm môi trường. Con người hít phải khí này với lượng lớn sẽ gây ngộ độc: ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè; chảy nước mắt và bỏng mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng; mạch nhanh; lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn. Để xử lí NH 3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa hóa chất nào sau đây? A. Dung dịch Ca(OH) 2 . B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Nước. Câu 5: Hàm lượng cho phép của sulfur trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng sulfur trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa carbon dioxide, sulfur dioxide và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch. Biết rằng tất cả sulfur dioxide đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 mL dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO 4 5,00.10 -3 mol/L thì thể tích dung dịch KMnO 4 cần dùng là 12,5 ml. Phần trăm khối lượng của sulfur trong nhiên liệu trên là A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%. Câu 6: Dung dịch HCl và dung dịch CH 3 COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH 3 COOH thì có 1 phân tử điện li)
Trang 3/5 – Mã đề 012-H12A Câu 16: Cho các tính chất sau: (1) có vị ngọt, (2) dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) bị thủy phân trong môi trường acid, (5) hòa tan Cu(OH) 2 thành dung dịch màu xanh lam. Số tính chất đúng với maltose là : A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 17: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác acid) thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Hai chất X và Y lần lượt là : A. Tinh bột và glucose. B. Cellulose và saccharose. C. Cellulose và fructose. D. Tinh bột và saccharose. Câu 18: Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường acid, đun nóng ? A. Fructose và tinh bột. B. Saccharose và cellulose. C. Glucose và saccharose. D. Glucose và fructose. Câu 19: Xăng sinh học E 5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Sử dụng xăng sinh học được coi là giải pháp bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Coi thể tích xăng E 5 bằng tổng thẻ tích xăng truyền thống (D = 0,700g/cm³) và ancol etylic (D = 0,789 g/cm³); xăng truyền thống là hỗn hợp của C 8 H 18 và C 9 H 20 (tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 4). Ở cùng điều kiện phản ứng, khi đốt cháy hoàn toàn 20 lít xăng E 5 thì lượng CO 2 thải ra môi trường ít hơn a dm³ so với khi đốt cháy 20 lít xăng truyền thống. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ở điều kiện chuẩn ? A. 368. B. 224. C. 448. D. 444. Câu 20: Một nhà máy luyện kim sản xuất Zn từ 60 tấn quặng blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa kẽm) với hiệu suất cả quá trình đạt 97%. Toàn bộ lượng Zn tạo ra được đúc thành k thanh Zn hình hộp chữ nhật : Chiều dài 120 cm, chiều rộng 30 cm và chiều cao 10 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm³. Giá trị của k gần nhất giá trị nào sau đây ? A. 112. B. 156. C. 165. D. 121. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng sau: Biết các sản phẩm hữu cơ thu được đều là sản phẩm chính. a) Cả bốn chất A, B, C và D đều có cùng số nguyên tử carbon. b) Chất C có phân tử khối bằng 240. c) Từ 1m³ khí B ở đkc điều chế được 960 gam PE với hiệu suất quá trình 85% d) Chất D là một alcohol. Câu 22: Acid béo omega-3 thường gặp là Eicosapentaenoic acid (EPA) có công thức khung phân tử như sau: a) Eicosapentaenoic acid có công thức phân tử là C 20 H 31 O 2 b) Eicosapentaenoic acid có công thức thu gọn: CH 3 CH 2 CH=CHCH 2 CH=CHCH 2 CH=CHCH 2 CH=CHCH 2 CH=CH[CH 2 ] 3 COOH c) Cho 1 mol EPA phản ứng tối đa 6 mol Br 2 . d) Mỗi viên dầu cá chứa 180 mg EPA có số phân tử EPA là 3,59.10 22
Trang 4/5 – Mã đề 012-H12A Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng (X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau): a) Có thể phân biệt X và Y bằng thuốc thử Tollens. b) X, Y, Z, T đều có nhiều nhóm hydroxyl trong phân tử. c) Từ T có thể chuyển hóa thành Z bằng một phản ứng. d) Đun nóng dung dịch chứa 27 gam Y với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 (dư) thì khối lượng 32,4 gam Ag Câu 24: Từ chất X (C 10 H 10 O 4 , chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): 1) X + 3NaOH → Y + Z + T + H 2 O 2) 2Y + H 2 SO 4 → 2E + Na 2 SO 4 3) E + CuO → C 2 H 2 O 3 + H 2 O + Cu 4) Z + NaOH → P + Na 2 CO 3 Biết M Z < M Y < M T < 120. Cho các phát biểu sau: a) E là hợp chất tạp chức. b) Trong không khí nếu lượng khí P nhiều hơn bình thường sẽ gây hiệu ứng nhà kính. c) Chất Z tác dụng được với kim loại Na. d) Dẫn khí CO 2 vào dung dịch T sẽ thấy dung dịch bị vẩn đục. Câu 25: Cho các nhận xét sau: a) Trong số các chất sau: HNO 2 , CH 3 COOH, KMnO 4 , C 6 H 6 , C 6 H 12 O 6 , C 2 H 5 OH, NaClO, NaOH, H 2 S. Có 6 chất điện li. b) Nhóm các dung dịch đều có pH > 7 là C 6 H 5 ONa, CH 3 NH 2 , CH 3 COONa, Na 2 S. c) Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch hỗn hợp Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 là có bọt khí thoát ra ngay. d) Cho dung dịch các chất sau: NaHCO 3 (X 1 ); CuSO 4 (X 2 ); (NH 4 ) 2 CO 3 (X 3 ); NaNO 3 (X 4 ); MgCl 2 (X 5 ); KCl (X 6 ). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là X 4 , X 6 . Câu 26: Tiến hành chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết nồng độ bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chất chỉ thị phenolphtalein như sau: - Bước 1: Dùng pipette lấy 10 mL dung dịch HCl 0,1 M cho vào bình tam giác, thêm 1 – 2 giọt phenolphtalein. - Bước 2: Cho dung dịch NaOH vào burette, điều chỉnh dung dịch trong burette về mức 0. - Bước 3: Mở khóa burette, nhỏ từng giọt dung dịch NaOH xuống bình tam giác (lắc đều trong quá trình chuẩn độ) cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt (bền trong khoảng 10 giây) thì dừng chuẩn độ. - Bước 4: Ghi lại thể tích dung dịch NaOH đã dùng. a) Thí nghiệm cần lặp lại 2 lần, lấy giá trị trung bình của 2 lần chuẩn độ. b) Khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH đã sử dụng là 12,5 mL thì nồng độ sodium hydroxide ban đầu là 0,08 M. c) Ở bước 3, có thể mở khóa burette, để dung dịch NaOH chảy nhanh xuống bình tam giác để quá trình chuẩn độ nhanh hơn. d) Ở bước 4, đọc thể tích dung dịch NaOH trên vạch burette mắt nhìn hướng từ trên xuống. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 27: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp N 2 và H 2 (có xúc tác thích hợp). Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình giảm 18,4% so với áp suất ban đầu.