Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 4 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 04 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Dạng đột biến điểm nào dưới đây làm tăng số liên kết hydro của gene? A. Đột biến thay thế cặp nucleotide G - C bằng cặp C – G. B. Đột biến thêm 1 cặp nucleotide loại G - C. C. Đột biến thay thế cặp nucleotide A - T bằng cặp T – A. D. Đột biến mất 1 cặp nucleotide loại A – T. Câu 2. Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 8, các cặp NST được kí hiệu A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào dưới đây là thể ba nhiễm? A. AabDdEe. B. AABbddee. C. aaBbddee. D. AaaBbDdee. Câu 3. Trong giờ thực hành, một nhóm học sinh đã tiến hành đo các chỉ tiêu sinh lý của mình ở 2 thời điểm như sau: Thời điểm 1: Trước khi chạy tại chỗ 10 phút. Thời điểm 2: Ngay sau khi chạy tại chỗ 10 phút. Theo lí thuyết, chỉ số sinh lí nào sau đây của các bạn học sinh ở thời điểm 2 thấp hơn so với thời điểm 1? A. Thân nhiệt. B. Thời gian của 1 chu kì tim. C. Nhịp tim. D. Huyết áp tối đa. Câu 4. Ở thực vật, thoát hơi nước chủ yếu qua con đường nào dưới đây? A. Lông hút B. Tế bào bần C. Cutin D. Khí khổng. Câu 5. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng thì có quan hệ họ hàng càng gần. B. Hai loài có càng nhiều cặp cơ quan thoái hóa với nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần. C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần. D. Hai loài có trình tự nucleotide trong DNA càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần. Câu 6. Một đàn cá rô phi ở sông Đà di chuyển sang sinh sống và làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể cá rô phi ở sông Hồng. Đây là hiện tượng A. yếu tố ngẫu nhiên. B. di – nhập gene. C. thường biến. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 7. Cấu trúc xương chi trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi và tay người có nhiều đặc điểm tương đồng, chứng tỏ bốn loài động vật này có nguồn gốc tổ tiên chung. Trong tiến hoá đây là bằng chứng A. sinh học phân tử. B. giải phẫu so sánh. C. tế bào học. D. hoá thạch. Câu 8. Bằng chứng nào sau đây được coi là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? A. Chi trước của mèo và cánh của của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
B. Tất cả các sinh vật trên trái đất đều cấu tạo từ tế bào. C. Các acid amine trong chuỗi β-hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau. D. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh. Câu 9. Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền bệnh phenylketone niệu ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu người trong phả hệ sau xác định được chính xác kiểu gene? A. 10 B. 6 C. 9 D. 11. Câu 10. Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 3 thế hệ liên tiếp như sau: P: 0,4AA : 0,48Aa : 0,12aa F1 : 0,52AA : 0,24Aa : 0,24aa F2 : 0,58AA : 0,12Aa : 0,3aa Cho biết các kiểu gene khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 11. “Thủy triều đỏ hay còn gọi là tảo nở hoa là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HABs). Thảm họa "thủy triều đỏ" ở Bình Thuận trung tuần tháng 7/2002 từng làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; môi trường bị ô nhiễm nặng, mấy tháng sau mới hồi phục”(Theo khoahoc.tv). Hiện tượng tảo nở hoa thể hiện mối quan hệ nào? A. Kí sinh B. Cộng sinh C. Ức chế - cảm nhiễm D. Hợp tác. Câu 12. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A. ếch đồng và chim sẻ. B. tôm và tép. C. cá rô phi và cá trắm cỏ. D. chim sâu và sâu đo. Câu 13. Nuôi cấy một phôi bò có kiểu gene AABBdd trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để chúng phân chia và tách thành 10 phôi mới. Cấy 10 phôi mới này vào tử cung của các con bò cái có cùng kiểu gene aabbDD để chúng mang thai và sinh con. Nếu không xảy ra đột biến thì các con bê sinh ra có kiểu gene là
A. AABBdd. B. AaBbdd. C. AaBbDd. D. AaBBDD. Câu 14. Ở ruồi giấm thực hiện phép lai P: X M X M x X m Y tạo ra F1 . Theo lý thuyết F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 15. Trong quy trình nhân bản vô tính tạo cừu Dolly. Biết cừu cho tế bào tuyến vú có kiểu gene trong nhân là AAbb, cừu cho tế bào trứng có kiểu gene trong nhân là aabb, cừu mang thai có kiểu gene trong nhân là aaBB. Vậy kiểu gene trong nhân của cừu Dolly là A. AaBb B. aaBB C. aabb D. AAbb. Câu 16. Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả như hình bên. Nhận định nào sau đây không đúng? A. NST 4 mang đột biến lặp đoạn NST. B. Dạng đột biến ở NST 3 dẫn đến lặp gene tạo điều kiện cho đột biến gene, tạo nên các gene mới trong quá trình tiến hóa. C. Đã xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng. D. NST 2 mang đột biết mất đoạn NST. Câu 17. Một quần xã có các sinh vật sau I. Tảo lục đơn bào II. Cá rô III. Bèo hoa dâu IV. Tôm V. Bèo Nhật Bản VI. Rau muống VII. Cá mè trắng VIII. Cá trắm cỏ. Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm A. I, V, VI. B. I, III, V, VI. C. II, V, VI. D. I, IV, V, VI. Câu 18. Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa Chuột đồng Rắn hổ mang Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây. A. Bậc dinh dưỡng của chuột đồng là bậc 1. B. Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hầu là cao nhất.
C. Việc tiêu diệt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng. D. Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 gene có 5 allele quy định. Thực hiện ba phép lai, thu được kết quả sau: - Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 cây hoa tím : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. - Phép lai 2: Cây hoa tím lai với cây hoa vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa tím. - Phép lai 3: Cây hoa vàng lai với cây hoa hồng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Biết allele trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. a. Hoa tím trội so với các kiểu hình còn lại. b. Có 4 kiểu gene quy định kiểu hình hoa đỏ. c. Ở phép lai 3, có tối đa 1 sơ đồ lai thỏa mãn. d. Ở phép lai 2, có tối đa 3 sơ đồ lai thỏa mãn. Câu 2. Hình bên mô tả đường cong tăng trưởng của hai loài trùng cỏ (loài 1: Paramecium caudatum và loài 2: Paramecium aurelia) cùng ăn một loại thức ăn trong những điều kiện nuôi chung và nuôi riêng. Biết rằng các bể nuôi có điều kiện môi trường như nhau. a. Khi nuôi riêng, hai loài trên đều tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. b. Dù nuôi chung hay nuôi riêng, kích thước tối đa của quần thể ở loài 2 đều cao hơn loài 1. c. Khi nuôi chung hai loài trong cùng một bề nuôi, sự phân li ổ sinh thái đã diễn ra.