Content text 5. KHÁNG THỂ.pdf
1 BÀI 5. KHÁNG THỂ (ANTIBODY) MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được đặc tính, cấu trúc và cách phân loại kháng thể dịch thể. 2. Phân tích được các hoạt tính sinh học của kháng thể. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA Là tất các protein huyết tương hay nước tiểu có tính kháng nguyên (tính sinh kháng thể) và có cấu trúc giống globulin. Còn được gọi là globulin miễn dịch hay Immuno globulin, ký hiệu là Ig 2. ĐẶC TÍNH KHÁNG THỂ 2.1. Đặc tính kháng thể Các Ig xuất hiện khi kháng nguyên xâm nhập và có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. 2.2. Đặc tính sinh kháng thể (tính kháng nguyên): Là protein có trọng lượng phân tử cao nên có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể. 3. CẤU TRÚC KHÁNG THỂ DỊCH THỂ Mỗi phân tử Ig có 4 chuỗi polypeptid: 2 chuỗi có trọng lượng phân tử lớn là 2 chuỗi nặng H (Heavy); 2 chuỗi có trọng lượng phân tử nhỏ là 2 chuỗi nhẹ L (Low). 2 chuỗi nặng giống nhau hoàn toàn còn 2 chuỗi nhẹ giống nhau từng đôi một. Các chuỗi nối với nhau bằng cầu nối disunfua. Các chuỗi đều có vùng: V - Vùng thay đổi có đầu tận cùng là N C - Vùng hằng định có đầu tận cùng là C Vùng thay đổi Vùng hằng định Fab Fab Fc
2 Kháng thể dịch thể được chia thành 5 lớp, chuỗi nặng đặc trưng cho từng lớp: - Kháng thể IgG có chuỗi nặng là - Kháng thể IgM có chuỗi nặng là - Kháng thể IgA có chuỗi nặng là - Kháng thể IgD có chuỗi nặng là - Kháng thể IgE có chuỗi nặng là Chuỗi nhẹ của 5 lớp được chia thành 2 loại là Kappa - K hoặc là Lamda - L. Khi dùng Papain để phân cắt phân tử Ig sẽ thu được 3 mảnh peptid, trong đó 2 mảnh Fab và 1 mảnh Fc. Mảnh Fab (Fragment antigen binding): Gồm 1 chuỗi nhẹ và 1/2 chuỗi nặng với đầu N tận cùng. Mảnh Fab có khả năng kết hợp với kháng nguyên (Quyết định kháng nguyên). Mảnh Fc (Fragment crystalizable): Là mảnh có thể kết tinh được, gồm 2 nửa chuỗi nặng với đầu C tận cùng. Mảnh Fc quy định các tính chất sinh học khác của phân tử kháng thể như kết hợp bổ thể, khả năng liên kết với các glucid, gốc oza... Các cầu nối disunfua (s-s) phân bố đều cách nhau khoảng 100 - 110 mm làm chuỗi polypeptid cuộn lại từng búi hình cầu gọi là domain. 4. PHÂN LOẠI KHÁNG THỂ THEO CẤU TRÚC 4.1. Ig G Là lớp kháng thể có hàm lượng cao nhất trong huyết thanh, chiếm 80% (12 g/l) nên dễ chiết tách để nghiên cứu. Trọng lượng phân tử nhỏ 120.000 Dalton, hệ số lắng 7s nên dễ chui qua lỗ mao mạch do đó nó tồn tại cả trong và ngoài lòng mạch. Có 4 lớp phụ IgG1, 2, 3, 4. Trong đó, IgG1, 2, 3 hoạt hóa bổ thể theo đường cũ và IgG1, 3, 4 có khả năng gắn lên màng tế bào Mast. Là kháng thể duy nhất vận chuyển được qua màng nhau thai vào máu con do đó có thể gây tan huyết sơ sinh do bất đồng nhóm máu ABO con và mẹ nhất là sau tiêm chủng 1 số vacxin. 4.2. Ig M Chiếm 10% (1,2 g/l), trọng lượng phân tử lớn nhất 900.000 Dalton hệ số lắng 17- 19s nên chỉ có trong lòng mạch. Tồn tại dưới dạng pentame tức do 5 phân tử IgM monome liên kết với nhau bằng chuỗi J - Jaining.
4 4.4. Ig E Là lớp kháng thể có hàm lượng thấp nhất trong các lớp kháng thể vì được tổng hợp ít và tổng hợp đến đâu lại bám lên bề mặt tế bào mast, bạch cầu ái kiềm đến đó. Khi kháng nguyên tái tiếp xúc cơ thể sẽ kết hợp với IgE ngay trên bề mặt 2 tế bào này làm chúng bị hoạt hoá, giải phóng ra hoá chất trung gian gây tăng tính thấm thành mạch tạo điều kiện cho bạch cầu xuyên mạch tới nơi có kháng nguyên xâm nhập để tiêu diệt. Tuy nhiên, nếu hoá chất trung gian giải phóng quá nhiều gây hiện tượng dị ứng. 4.5. Ig D Chiếm 1% trong huyết thanh, tăng cao trong nhiễm khuẩn mạn. 5. CÁC QUYẾT ĐỊNH KHÁNG NGUYÊN CỦA PHÂN TỬ KHÁNG THỂ. 5.1. Quyết định Isotype (đặc thù cho loài) Là những quyết định kháng nguyên của tất cả các phân tử kháng thể thuộc về 1 lớp kháng thể của tất cả các cá thể trong cùng một loài. Ví dụ: IgA của người A tiêm cho thỏ thì thỏ sinh kháng thể chống IgA của người A và kháng thể này cũng chống IgG của người B. 5.2. Quyết định Allotype (đặc thù cho cá thể) Là quyết định kháng nguyên có trên tất cả các phần tử thuộc về một lớp kháng thể nhưng chỉ có trong một số cá thể của 1 loài. Ví dụ: IgA của người A tiêm cho tiêm cho người B thì người B sinh kháng thể chống quyết định kháng nguyên Allotyp người A. Nhưng thường kháng thể này có sẵn nên đôi khi truyền protein huyết thanh từ cá thể này sang cá thể khác gây ra biểu hiện như truyền nhầm nhóm máu ABO. 5.3. Quyết định Idiotype (đặc thù cho từng lớp Ig) Là quyết định kháng nguyên có trên các phân tử kháng thể thuộc về 1 lớp kháng thể và ở trong cùng 1 cơ thể nhưng chống lại quyết định kháng nguyên khác. Quyết định kháng nguyên Idiotype chính là vị trí kết hợp của phân tử kháng thể. Giải thích cơ chế tắt dần của đáp ứng miễn dịch theo thuyết mạng lưới Jerne.