Content text Chap 14: Hướng tiếp cận bản ngã .docx
1 Chương 14 Hướng tiếp cận bản ngã /Approaches to the Self 1. Cấu phần mô tả bản ngã: Khái niệm về bản thân/Descriptive Component of the Self: Self-Concept 1.1 Sự phát triển khái niệm về bản thân/ Development of the Self-Concept 1.2 Khung nhận thức về bản thân: Bản thể tiềm năng, Bản ngã nên có, và Bản thể không mong muốn / Self-Schemata: Possible Selves, Ought Selves, and Undesired Selves 2. Cấu phần đánh giá bản ngã: Sự tự tôn/ Evaluative Component of the Self: Self-Esteem 2.1 Đánh giá bản thân/Evaluation of Oneself 2.2 Nghiên cứu về lòng tự tôn/ Research on Self-Esteem 3. Cấu phần xã hội của bản ngã: căn tính xã hội/ Social Component of the Self: Social Identity 3.1 Bản chất của căn tính/ The Nature of Identity 3.2 Phát triển căn tính / Identity Development 3.3 Khủng hoảng căn tính / Identity Crises 4. Tóm tắt và đánh giá/Summary and Evaluation 5. Thuật ngữ chính/Key Terms
2 LĨNH VỰC NHẬN THỨC/TRẢI NGHIỆM T H E C O G N I T I V E / E X P E R I E N T I A L DOMAIN Có nhiều khía cạnh bản ngã: cách chúng ta nhìn và xác định bản thân, hay quan niệm về bản thân của chúng ta; sự đánh giá của chúng ta đối với quan niệm về bản thân, được gọi là sự tự tôn; và căn tính xã hội của chúng ta, là những gì phản ánh ra bên ngoài mà chúng ta thể hiện với người khác. There are many aspects to the self: the way we see and define our selves, or our self-concept; the evaluation we make of that self-concept, which is called self-esteem; and our social identities, which are the outward reflections we show other people. © B2M Productions/Getty Images RF “Hãy tự biết mình” là lời khuyên của Nhà tiên tri Hy Lạp tại Delphi. Bạn có tự biết mình không? Bạn là ai? Bạn trả lời câu hỏi này thế nào? Trước tiên, bạn sẽ xác định mình là một sinh viên, là con trai hay con gái, hay là vợ /chồng hoặc bạn trai hoặc bạn gái của ai đó? Hay bạn sẽ xác định bản thân bằng cách liệt kê các đặc điểm khác nhau của bạn: “Tôi thông minh, lạc quan và tự tin”? Hay thay vào đó, bạn sẽ đưa ra một mô tả ngoại hình: “Tôi là nam giới, tôi cao 1m9, nặng khoảng 90kg, với mái tóc đỏ và nước da hồng hào”? Cho dù bạn trả lời câu hỏi này như thế nào, thì câu trả lời của bạn là một phần quan trọng trong việc bạn tự nhận thức về bản thân mình, sự hiểu biết của bạn về chính mình. Hơn thế nữa, một số người hài lòng với con người của họ, trong khi những người khác không hài lòng với khái niệm về bản thân. Lòng tự tôn là cách bạn cảm thấy thế nào về con người của mình. Trên hết, bạn có một căn tính xã hội khi bạn thể hiện mình với người khác. Đôi khi, căn tính xã hội không phù hợp với khái niệm về bản thân của chúng ta, và bản ngã mà chúng ta thể hiện với người khác không phải là bản ngã mà chúng ta biết về mình, điều này khiến một số người trong chúng ta cảm thấy sai trái hoặc giả tạo trong các mối quan hệ của mình. “Know thyself!” was the advice given by the Greek Oracle at Delphi. Do you know yourself? Who are you? How would you answer this question? Would you define yourself first as a student, as a son or daughter, or as someone’s spouse or boy- or girlfriend? Or would you define yourself by listing your various characteristics: “I am smart, optimistic, and confident”? Or would you instead give a physical description: “I am a male, 6 feet 6 inches tall, about 200 pounds, with red hair and a ruddy complexion”? No matter how you respond to this question, your answer is an important part of your self-concept, your understanding of yourself. Moreover, some people are satisfied with who they are, whereas others are dissatisfied with their self-concept. How you feel about who you are is your self-esteem. On top of this, you have a social identity as you present yourself to others. Sometimes social identity does not match our self-concept, and the selves we present to others are not the selves we know ourselves to be, leading some of us to feel false or phony in our relationships. Trong chương này, chúng ta khám phá cách các nhà tâm lý học tiếp cận khái niệm về bản ngã. Bằng cách xem xét ba cấu phần chính của Bản ngã: khái niệm về bản thân, sự tự tôn và căn tính xã hội.
3 In this chapter, we explore how psychologists have approached the notion of the self. We do this by considering the three main components of the self: self-concept, self-esteem, and social identity. Vì sao chúng ta muốn tìm hiểu về bản ngã? Đối với hầu hết mọi người, ý thức về bản thân là mỏ neo của họ, điểm xuất phát để họ diễn giải mọi thứ xung quanh. Ví dụ, khi bạn xem ảnh nhóm mình trên Facebook của một người bạn, bạn sẽ nhìn ai trong nhóm đầu tiên? Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ nói rằng bạn nhìn vào chính mình trước. Và khi nhìn vào bức ảnh của chính mình, bạn ngay lập tức bắt đầu đánh giá. Bạn có thể nghĩ rằng bức ảnh không phải là một hình ảnh đại diện đẹp, tông sáng của nó chưa đủ. Có thể bạn nghĩ rằng bạn có nụ cười đẹp hơn thế và trên thực tế, bạn là một người hạnh phúc hơn những gì bức ảnh này mô tả. Hoặc bạn có thể nghĩ rằng gần đây bạn đã tăng vài cân, rằng bạn mập hơn những người bạn trong ảnh. Có thể bạn không thích thực tế là bạn đã trở nên mập hơn, và khi bạn nhìn vào bức ảnh của chính mình, một cú hích nhỏ vào lòng tự tôn của bạn xảy ra. Hoặc có thể bạn tự hỏi không biết người khác sẽ xem bức ảnh này của bạn như thế nào. Bố mẹ bạn có muốn nhìn thấy bạn theo cách này không? Ví dụ, họ có đồng ý với hình ảnh bản thân mà bạn đang thể hiện trong bức ảnh nhóm với những người bạn đại học của bạn không? Why might we want to learn about the self? To most people, their sense of self is their anchor, their starting point for interpreting everything around them. For example, when you look at a group photo on a friend’s Facebook page, whom in the group do you look at first? If you are like most people, you will say that you look at yourself first. And when looking at the photo of yourself, you immediately engage in an evaluation. You might think the picture is not a good representation, that it does not show you in the best light. Maybe you think that you have a nicer smile than that and that you are, in fact, a happier person than this picture portrays. Or you might think that you have put on a few pounds lately, that you are heavier than your friends in the photo. Maybe you dislike the fact that you have gotten heavier, and a small blow to your self-esteem occurs when you look at the photo. Or maybe you wonder how certain other people would view this photo of you. Would your parents like to see you this way? For example, would they approve of the self you portray in this group photo of yourself with your college friends? Nhận thức về bản thân của chúng ta luôn thay đổi. Khi còn nhỏ, ban đầu chúng ta phân biệt bản thân với thế giới xung quanh và bắt đầu hành trình xây dựng suốt đời, đánh giá và thể hiện cho người khác cảm nhận của chúng ta về con người mình. Trong suốt hành trình này, chúng ta liên tục trải qua những thử thách và thay đổi quan niệm về bản thân. Ví dụ, ở trường trung học, một thanh niên có thể thử tham gia đội bóng rổ và thi đấu không tốt. Việc nhận thức bản thân mình là vận động viên của cậu bị thử thách bởi trải nghiệm thất bại này. Cậu sẽ phải tìm kiếm những cách khác để khẳng định bản thân. Có thể cậu ấy sẽ nhuộm tóc màu tím và bắt đầu mặc áo khoác bảnh bao đến trường, bắt đầu khẳng định bản thân theo lối sống của tuổi teen. Trung học và đại học là những năm mà nhiều người phải vật lộn với việc xác định khái niệm về bản thân, và đó là thời điểm mà mọi người đặc biệt nhạy cảm với những sự kiện thách thức nhận thức về bản thân của họ. Our sense of self is changing all the time. In infancy, we first distinguished ourselves from the world around us and began the lifelong process of constructing, evaluating, and presenting to others our sense of who we are. During this process, we constantly undergo challenges and changes to our self-concept. For example, in high school, a young man might try out for the basketball team and do poorly. His sense
4 of himself as an athlete is challenged by this experience of failure. He will have to search for other ways of defining himself. Maybe he will dye his hair purple and start wearing a trench coat to school, beginning to define himself in terms of an alternative teen lifestyle. High school and college are years in which many people struggle with defining their self-concept, and it is a time when people are especially sensitive to events that challenge their sense of self. Một khi mọi người có nhận thức khá ổn định về bản thân, họ bắt đầu sử dụng điều đó để đánh giá các sự kiện và đối tượng trên thế giới. Ví dụ, khi một điều gì đó xảy ra với một người, chẳng hạn như việc một cô gái trẻ chia tay bạn trai, cô ấy đánh giá sự kiện đó từ góc nhìn khái niệm về bản thân và liệu sự việc đó tốt hay xấu đối với bản thân cô ấy. Nếu việc có người bạn trai này là một phần quan trọng trong khái niệm về bản thân của cô ấy (“Tôi chẳng là gì nếu không có anh ấy.”) (Aron et al, 2004), thì cô ấy đánh giá việc chia tay là thảm họa. Mặt khác, nếu người phụ nữ trẻ có ý thức về bản thân bắt nguồn từ các lĩnh vực khác của cuộc sống (ví dụ: học tập, tình bạn, thể thao) mà hầu như không phụ thuộc vào mối quan hệ của cô ấy với chàng trai trẻ, thì việc chia tay sẽ đỡ thê thảm hơn. Once people have a fairly stable sense of themselves, they begin to use that to evaluate events and objects in the world. For example, when something happens to a person, such as a young woman’s breakup with a boyfriend, she evaluates that event from the perspective of her self-concept and whether the event is good or bad for who she thinks she is. If having this boyfriend was an important part of her self-concept (“I’m nothing without him.”) (Aron et al., 2004), then she evaluates the breakup as devastating. On the other hand, if the young woman has a sense of herself that is rooted in other areas of her life (e.g., academics, friendships, sports) that are mostly independent of her relationship with the young man, then the breakup is less devastating. Nhận thức của chúng ta về con người mình khiến chúng ta có những cách đánh giá nhất định các sự kiện trên thế giới. Chỉ những sự kiện quan trọng đối với nhận thức về bản thân của chúng ta mới có tác động mạnh mẽ theo bất kỳ cách nào, dù rất tốt hay rất xấu. Ví dụ, nếu học tốt không nằm trong khái niệm về bản thân của bạn (có thể bạn đang học đại học vì những lý do khác), thì việc làm bài tập kém sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bạn. Bạn có thể nhanh chóng biết được điều gì là quan trọng đối với khái niệm về bản thân của một người bằng cách quan sát những gì gợi lên cảm xúc trong họ. Chúng ta là ai, ý thức bản ngã của chúng ta, xác định cách chúng ta phản ứng và đánh giá các sự kiện trên thế giới. Our sense of who we are leads us to evaluate events in the world in certain ways. Only events that are important to our sense of self will have any strong impact either way, as very good or very bad. For example, if doing well in school is not part of your self-concept (maybe you are in college for other reasons), then doing poorly on an academic assignment will not affect you much. You can quickly learn what is important to a person’s self-concept by observing what evokes emotions in them. Who we are, our self-concept, determines how we respond to and evaluate the events in the world. Mọi người không phải lúc nào cũng thích hoặc coi trọng những gì họ nhìn thấy khi họ quay về bên trong và đánh giá khái niệm bản thân mình. Ý thích hoặc giá trị đó là sự tự tôn. Ví dụ, hai người có thể có xu hướng tiết kiệm tiền hơn là tiêu xài hoang phí, không để lại tiền boa ở nhà hàng và luôn mua những thứ rẻ nhất. Một trong những người này tự cho mình là sống giản dị và bảo thủ, và cô ấy đánh giá đây là