Content text Bài 38 Hệ nội tiết ở người.pdf
Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 38: HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI Môn học: KHTN 8 (Phần Sinh học) Thời gian thực hiện: 2 tiết (tiết 115, 116 - tuần 29) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết. - Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó; vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. - Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine...) 2.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hệ nội tiết của cơ thể người và một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết. - Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ học tập - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : - Nhận thức khoa học tự nhiên: Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết và một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết. - Tìm hiểu tự nhiên: Biết được nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: + Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. + Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine...) 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ nội tiết của cơ thể người. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài Soạn + GA powerpoint + Máy tính, tivi. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. b. Nội dung: HS cá nhân đưa ra câu trả lời cho tình huống GV đưa ra. c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai). d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống: Với chiều cao 2,51, anh Kosen người Thổ Nhĩ Kì được sách kỉ lục Guiness ghi nhận là người đàn ông cao nhất thế giới vào ngày 09/5/2011. Ngược lại, với chiều cao 0,51m, anh Dangi người đẹp Nepal được ghi nhận là người đàn ông trưởng thành thấp nhất thế giới vào ngày 26/2/2012. Điều gì khiến họ cao lớn hoặc thấp bé bất thường so với chúng ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh sử dụng kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi HS các cặp đôi trình bày câu trả lời. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. Gợi ý câu trả lời của hoạt động khởi động:
- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các tuyến nội tiết trong cơ thể người. a. Mục tiêu: Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết. b. Nội dung: Học sinh quan sát Hình 38.1 - Một số tuyến nội tiết trong cơ thể người, Hình 38.2 - Các hormone của tuyến yên và cơ quan chịu tác dụng của chúng; nghiên cứu thông tin SGK/157, 158; hoạt động nhóm trả lời câu hỏi SGK/ 158 và rút ra kết luận về các tuyến nội tiết trong cơ thể người. c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát Hình 38.1 - Một số tuyến nội tiết trong cơ thể người; Hình 38.2 - Các hormone của tuyến yên và cơ quan chịu tác dụng của chúng SGK/157, 158. - GV Cho HS cá nhân nghiên cứu thông tin phần I SGK/157, 158. - GV cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 1, Nêu chức năng của các tuyến nội tiết. 2, Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì? - HS rút ra kết luận về các tuyến nội tiết trong cơ thể người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập I. Các tuyến nội tiết trong cơ thể người. Gợi ý câu trả lời của hoạt động nhóm: 1, Chức năng: các tuyến nội tiết tiết ra các hormone giúp điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan nói riêng và cơ thể nói chung. 2, Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu. Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn
- HS hoạt động cá nhân quan sát Hình 38.1, 38.2 SGK/157, 158; nghiên cứu thông tin trong sgk/157, 158. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK/158: - HS rút ra kết luận về về các tuyến nội tiết trong cơ thể người. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS các nhóm trả lời câu hỏi, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đưa ra kết luận về các tuyến nội tiết trong cơ thể người. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung kiến thức đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết. KL: - Các tuyến nội tiết ở người gồm: Tuyến yên; tuyến giáp; tuyến tụy; tuyến trên thận; tuyến sinh dục. - Chức năng: các tuyến nội tiết tiết ra các hormone giúp điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan nói riêng và cơ thể nói chung. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết. a. Mục tiêu: - Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó; vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. - Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine...) b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu thông tin phần II SGK/159; hoạt động nhóm trả lời câu hỏi phần hoạt động SGK/159 và rút ra kết luận một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghiên cứu thông tin phần II SGK/159. - GV Cho HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi phần hoạt động SGK/159 Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau: II. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết. Gợi ý câu trả lời của hoạt động nhóm: KL: 1, 1. Bệnh đái tháo đường