PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text SINH LÝ HỆ MẠCH.pdf

A. HUYẾT ĐỘNG HỌC ĐỘNG MẠCH: ̶ Tính chất vật lý của dịch chảy qua đoạn ống, làm cơ sở cho tính chất máu chạy trong lòng mạch ̶ Tiểu ĐM, Mao mạch, Tiểu TM đều đgl hệ vi tuần hoàn I. VẬN TỐC DÒNG MÁU: 1. CÔNG THỨC: Dịch chảy trong lòng ống với vận tốc nhất định (v), lưu lượng (Q) và thiết diện cắt ngang lòng ống (A) v = Q/A ✓ v : đ.vị cm/s ✓ Q: đvị ml/s ✓ A: cm2 2. HỆ QUẢ: ̶ Do đó, khi lưu lượng cố định thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thiết diện. ̶ Trong hệ mạch, mao mạch có tổng thiết diện lớn nhất → vận tốc máu tại mao mạch là chậm nhất. ̶ Vận tốc máu ở động mạch chủ khoảng 33 cm/giây, trong khi vận tốc ở mao mạch chỉ khoảng 0,3 mm/giây (tức là bằng 1/1.000 so với động mạch chủ). ̶ Máu lưu trong mao mạch từ 1 đến 3 giây, thời gian đó là đủ cho khuếch tán mọi chất. ❖ Lâm sàng: • Trên lâm sàng, vận tốc của hệ tuần hoàn được tính bằng cách chích một dung dịch muối mật vào tĩnh mạch cánh tay, rồi tính thời gian từ lúc chích đến lúc thấy vị đắng ở miệng. • Bình thường, thời gian tuần hoàn từ cánh tay đến lưỡi là 15 giây.
II. LƯU LƯỢNG MÁU QUA LÒNG ỐNG HÌNH TRỤ - ĐỊNH LUẬT POISEUILLE: 1. CÔNG THỨC: ❖ Lưu lượng máu chảy qua một ống mạch máu chịu tác động chi phối của hai yếu tố: (1) Hiệu áp (∆P) giữa hai đầu ống (P máu ở đầu động mạch trừ P máu ở đầu tĩnh mạch), đó là lực đẩy máu qua ống; (2) Sức chống đối lại dòng chảy qua ống, gọi là sức cản R (resistance) của mạch máu. a. Công thức phổ quát: Q = ∆P/R b. Định luật Poiseuille: 2. HỆ QUẢ: ̶ Q tăng khi ∆P tăng và r tăng ̶ Q giảm khi độ nhớt và chiều dài ống tăng  Trong đó khả năng vận chuyển của mạch máu chịu ảnh hưởng rất mạnh của bán kính mạch máu thế hiện bằng lũy thừa bậc 4 của bán kính.  Cụ thể, khi bán kính biến động hai lần thì lưu lượng máu biến động 24 (lần)
3. THỂ TÍCH MÁU Ở TỪNG MẠCH MÁU: ̶ Tỉ lệ lượng máu: ✓ Chứa nhiều nhất là ở tĩnh mạch chiếm 64% máu toàn cơ thế ✓ 7% ở động mạch lớn ✓ 8% ở tiểu động mạch ✓ 5% mao mạch hệ thống ✓ 7% ở tim ✓ 9% ở các mạch máu phổi. ̶ Mao mạch hệ thống mặc dù chỉ có thể tích máu nhỏ nhưng cường độ trao đổi cao nhờ có diện tiếp xúc rất rộng. III. KHÁNG LỰC (SỨC CẢN) MẠCH MÁU – ĐL OHM (ĐIỆN TRỞ): 1. CÔNG THỨC TỔNG QUÁT:  Kháng lực R (sức cản R) tỉ lệ thuận với độ nhớt của dịch và chiều dài của mạch, tỉ lệ nghịch với bán kính. a. Sự phụ thuộc của độ nhớt η: ❖ Độ nhớt (η) máu tùy thuộc vào: ̶ Dung tích hồng cầu (hematocrit: Het): Hct tăng làm độ nhớt máu tăng → do đó tế bào máu tăng (polycythemia) làm sức cản tăng và tế bào máu giảm (anemia) làm sức cản giảm. ̶ Thành phần protein huyết tương: tăng protein huyết tương (tăng immunoglobulin) làm tăng độ nhớt. ̶ Hình dạng tế bào khi bị biến dạng: trong bệnh hồng cầu hình cầu (spherocytosis), tế bào máu bị cứng, độ nhớt máu tăng.
If a person has a hematocrit of 40, this means that 40% of the blood volume is cells, and the remainder is plasma. b. Sự thay đổi bán kính r: ̶ Khi độ nhớt và chiều dài mạch máu không đổi → sức cản R sẽ thay đổi theo bán kính r của mạch máu. ▪ Bán kính nhỏ thì sức cản cao, phải tốn nhiều công của tim mới bơm được máu. ▪ Bán kính lớn thì sức cản thấp, máu dễ qua, tim giảm công bơm máu. 2. SỨC CẢN Ở ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP: Tổng quát hơn: Rt = R1 + R2 + R3 + ... + Rn

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.