Content text BÀI 33.1-KHTN 7-CTSTxST.docx
BÀI 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 14 câu) Câu 1 (N.Biết): Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ môi trường trong cơ thể. D. từ các sinh vật khác. Câu 2 (N.Biết): Tập tính bẩm sinh là những tập tính A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Câu 3 (N.Biết): Bộ phận nào của cây luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực? A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Chồi ngọn. Câu 4 (N.Biết): Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền. D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài. Câu 5 (N.Biết): Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. B. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Câu 6 (T.Hiểu): Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy.
C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy. Câu 7 (T.Hiểu): Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật? A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè. B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh. C. Cây gọng vó bắt mồi. D. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời. Câu 8 (T.Hiểu): Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính A. học được. B. bẩm sinh. C. hỗn hợp. D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp. Câu 9 (T.Hiểu): Khi nói về tính hướng động của ngọn cây thì phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương. B. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm. C. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm. D. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương. Câu 10 (V.Dụng): Cho các tập tính sau ở động vật: (1) Sự di cư của cá hồi (2) Báo săn mồi (3) Nhện giăng tơ (4) Vẹt nói được tiếng người (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản (7) Xiếc chó làm toán (8) Ve kêu vào mùa hè Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được? A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7). B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7). C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7). D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8). Câu 11 (V.Dụng): Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của: A. hướng sáng. B. hướng tiếp xúc. C. hướng trọng lực âm. D. cả 3 phương án trên.
Câu 12 (V.Dụng): Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật? 1.thức ăn. 2.hoạt động sinh sản. 3.hướng nước chảy. 4.thời tiết không thuận lợi. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 13 (V.D.Cao): Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây? A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao. B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây. C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao. D. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất. Câu 14 (V.D.Cao): Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được? 1.Chúng sống trong môi trường sống đơn giản. 2.Chúng có tuổi thọ ngắn. 3.Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron. 4.Chúng có hệ thần kinh kém phát triền. Tổ hợp ý đúng là: A. 1, 2, 4. B. 2, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 câu) Câu 1 (N.Biết): Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng. Trả lời: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường. Ví dụ: rễ cây mọc dài về hướng có nước, tay người chạm vào vật thể nhọn sẽ lập tức rụt lại… Câu 2 (N.Biết): Tập tính là gì? Nêu một số tập tính phổ biến ở động vật. Trả lời: Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Một số tập tính ở động vật như: tập tính bảo vệ lãnh thổ, săn mồi, di cư, sống bẩy đàn,...
Câu 3 (T.Hiểu): Nêu vai trò của cảm ứng ở sinh vật. So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật. Trả lời: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. So sánh: Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng. Câu 4 (T.Hiểu): Quan sát các hiện tượng cảm ứng của một số sinh vật thường gặp và hoàn thành bảng sau: Tên sinh vật Kích thích Hiện tượng cảm ứng Lợn Bướm đêm Chim sẻ Cây hoa hướng dương Cây đậu (rễ cây) Đáp án: Tên sinh vật Kích thích Hiện tượng cảm ứng Lợn Bị tác động cơ học mạnh Bỏ chạy, kêu,... Bướm đêm Ánh sáng Bay tới nơi phát sáng Chim sẻ Nghe tiếng động mạnh Bay đi xa khỏi nơi có âm thanh Cây hoa hướng dương Ánh sáng Vươn về phía ánh sáng Cây đậu (rễ cây) Nước Mọc dài về phía có nước Câu 5 (T.Hiểu): Dựa vào hiểu biết của em ở phần tập tính ở động vật, hoàn thành bảng sau: Tập tính Bẩm sinh Học được Ý nghĩa Chim công xòe đuôi để ve vãn nhau Tinh tinh dùng gậy bắt cá Rùa vùi trứng trên bãi cát