PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 29_P23 final-253-260.pdf

253 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VẦ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ THEN CHỐT PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM LOGISTICS QUỐC TẾ TẠI HẢI PHÒNG APPLYING THE DELPHI METHOD TO IDENTIFY KEY FACTORS IN DEVELOPING AN INTERNATIONAL LOGISTICS CENTER IN HAI PHONG TRẦN HẢI VIỆT1*, NGUYỄN THÁI SƠN2 1Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng *Email: [email protected] Tóm tắt Việc phát triển trung tâm logistics quốc tế (ILC) tại Hải Phòng là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hải Phòng, với vị trí địa lý chiến lược, đóng vai trò trung tâm trong kết nối giao thương giữa Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, các yếu tố như cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ từ chính phủ, và nguồn nhân lực cần được tối ưu hóa. Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của trung tâm logistics quốc tế tại Hải Phòng, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể. Từ khóa: Hải Phòng, trung tâm logistics quốc tế. Abstract This study applies the Delphi method to identify key factors in the development of an international logistics center in Hai Phong, a strategic port city in Vietnam. Through three rounds of surveys, 15 experts evaluated that transport infrastructure, investment attraction policies, and human resource development are critical factors. The study proposes solutions such as upgrading the transport system, improving policies, and enhancing workforce training to help Hai Phong realize its potential as a leading international logistics center. Keywords: Hai Phong, international logistics center. 1. Mở đầu 1.1. Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất nhập khẩu, logistics đã trở thành một yếu tố then chốt trong việc nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, đang cần tối ưu hóa hoạt động logistics để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Thành phố Hải Phòng, một trung tâm cảng biển lớn của miền Bắc Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm với các thị trường quốc tế. Với hệ thống cảng biển hiện đại như cảng Lạch Huyện và vị trí địa lý chiến lược, Hải Phòng có tiềm năng trở thành một trung tâm logistics quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, Hải Phòng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn liên quan đến cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, và nguồn nhân lực logistics. Mặc dù hệ thống cảng biển đã được đầu tư mạnh mẽ, các tuyến giao thông kết nối và hạ tầng dịch vụ logistics hỗ trợ vẫn chưa được phát triển đồng bộ, gây cản trở cho hoạt động vận tải hàng hóa và giảm khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong logistics là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết các thách thức này và tận dụng tối đa tiềm năng của Hải Phòng, Đặc biệt, nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi để thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, từ đó xác định những yếu tố quan trọng nhất và những giải pháp ưu tiên cần thực hiện. Phương pháp Delphi là một công cụ hữu ích để đạt được sự đồng thuận giữa các chuyên gia thông qua nhiều vòng khảo sát, giúp tổng hợp các quan điểm và đưa ra những kết luận chính xác và có cơ sở khoa học. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào hai câu hỏi chính: 1. Những yếu tố nào quan trọng nhất để phát triển trung tâm logistics quốc tế tại Hải Phòng? 2. Những yếu tố nào là quan trọng nhất và cần được ưu tiên để giải quyết các thách thức hiện tại và thúc đẩy sự phát triển của trung tâm logistics quốc tế tại Hải Phòng? 1.4. Đóng góp của nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trung
254 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VẦ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) tâm logistics quốc tế tại Hải Phòng, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về những hành động cần thiết. Đồng thời, bằng cách ứng dụng phương pháp Delphi, nghiên cứu cũng tạo ra một quy trình tham vấn chuyên gia có hệ thống, đảm bảo rằng các giải pháp đề xuất dựa trên sự đồng thuận của các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành logistics. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái quát về Trung tâm logistics quốc tế Thuật ngữ "trung tâm logistics quốc tế" (ILC) ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ, sự gia tăng kết nối xuyên biên giới và các giải pháp tối ưu hóa cạnh tranh giữa các doanh nghiệp [13] Tuy nhiên, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về ILC trên toàn thế giới. Ở một số quốc gia, nó được gọi với nhiều tên khác nhau, như "freight villages" tại Anh, "Plate Forme Logistique" ở Pháp, "Interporto" tại Ý và "Transport center" ở Đan Mạch. Tại các nước như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Mỹ, thuật ngữ "trung tâm logistics" được sử dụng phổ biến [7]. Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất bởi các nhà nghiên cứu, do Europlatforms (Hiệp hội Làng Vận tải Châu Âu) đưa ra, cho rằng một ILC là nơi thực hiện các hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân phối hàng hóa trong nước và quốc tế, được tiến hành bởi nhiều đối tượng khác nhau. Các đối tượng này có thể là chủ hàng hoặc người sử dụng các cơ sở như kho bãi, văn phòng, hoặc khu vực tập kết hàng hóa[14]. Một yếu tố quan trọng của ILC là phải có cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết, đồng thời được kết nối với nhiều phương thức vận tải như đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không [6]. Qua việc xem xét các nghiên cứu khác, ILC có thể được định nghĩa toàn diện hơn là một hệ thống quan trọng trong chuỗi logistics quốc tế, tham gia vào luồng hàng hóa và đóng vai trò như điểm kết nối giữa nhiều phương thức vận tải, đồng thời là nơi tập trung các luồng phân phối hàng hóa. Các dịch vụ cung cấp tại ILC rất đa dạng, từ dự báo nhu cầu, mua sắm, lập kế hoạch sản xuất, quản lý tồn kho, lưu trữ, xử lý vật liệu, đóng gói, xử lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng, cho đến việc chuẩn bị các tài liệu thương mại và hải quan, tiếp nhận giấy phép xuất khẩu, bảo hiểm và nhiều dịch vụ khác. 2.2. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự phát triển Trung tâm logistics quốc tế Thiết lập và phát triển các trung tâm logistics quốc tế (ILCs) đã thu hút nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây, nhờ vào tầm quan trọng chiến lược của chúng đối với thương mại toàn cầu và quản lý chuỗi cung ứng. Những trung tâm này đóng vai trò như các đầu mối gom và phân phối hàng hóa qua biên giới quốc tế, nên hiệu quả hoạt động của chúng có vai trò quyết định đối với thương mại toàn cầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển thành công của ILCs. Những yếu tố này thường được phân thành bốn nhóm chính: cơ sở hạ tầng giao thông và vị trí địa lý, chính sách và hỗ trợ từ phía chính phủ, nguồn nhân lực và đào tạo, cùng với việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Bài tổng quan này sẽ xem xét chi tiết những thông tin từ các nghiên cứu học thuật liên quan đến từng nhóm yếu tố này. 2.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông và vị trí địa lý Một hệ thống giao thông vững chắc là nền tảng quan trọng cho sự vận hành hiệu quả của các ILCs. Theo nghiên cứu của Wang và cộng sự (2020), chất lượng và sự kết nối của các mạng lưới giao thông như đường bộ, đường sắt, và tuyến hàng hải đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo các hoạt động logistics diễn ra suôn sẻ. Các trung tâm logistics phát triển mạnh dựa trên hệ thống giao thông tích hợp, giúp di chuyển hàng hóa liền mạch giữa các phương thức vận tải khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ILCs xử lý khối lượng lớn hàng hóa quốc tế. Ví dụ, các cảng, sân bay và mạng lưới đường sắt phải được liên kết chặt chẽ để giảm thiểu sự chậm trễ và tối ưu hóa chi phí logistics [11]. Vị trí địa lý của các trung tâm logistics cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của chúng. Các nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn vị trí chiến lược gần các tuyến thương mại chính, cảng biển và sân bay quốc tế [9]Ví dụ, các ILCs nằm gần các tuyến đường biển lớn hoặc sân bay quốc tế sẽ có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các thị trường toàn cầu, qua đó cải thiện hiệu quả cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Hơn nữa, vị trí gần các trung tâm kinh tế lớn sẽ giúp tăng cường khối lượng thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với các thị trường khu vực [1](Beresford et al., 2012). 2.2.2. Chính sách phát triển và hỗ trợ của chính phủ Chính sách của chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm logistics, thông qua việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của chúng. Chính phủ Việt Nam đã triển khai các chính sách quan trọng nhằm phát triển logistics, bao gồm việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện kết nối giữa các cảng biển lớn như cảng Lạch Huyện với hệ thống đường bộ và đường sắt,
255 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VẦ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) và các ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp logistics đầu tư vào các khu công nghiệp. Cùng với đó là chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị phục vụ cho hoạt động logistics, đặc biệt là các thiết bị tự động hóa và công nghệ thông tin trong quản lý kho bãi. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng logistics tại khu kinh tế đặc biệt được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Kim (2015), các khung pháp lý hỗ trợ tạo thuận lợi cho thương mại, cải thiện thủ tục hải quan và giảm bớt các rào cản hành chính là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ILCs. Bên cạnh đó, các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính từ chính phủ cũng là yếu tố thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng logistics, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển. Các chính phủ đặt trọng tâm phát triển logistics trong chiến lược kinh tế của mình thường có lợi thế trong việc kết nối quốc gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu[1]. Một ví dụ điển hình là việc thành lập các khu thương mại tự do và khu kinh tế đặc biệt gần các trung tâm logistics, giúp giảm thiểu đáng kể chi phí cho doanh nghiệp và tăng cường tính cạnh tranh. Ngoài ra, các mối quan hệ đối tác công - tư trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics, như đã được thực hiện ở Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã minh chứng cho những lợi ích từ sự hợp tác giữa khu vực công và tư [8]. 2.2.3. Nguồn nhân lực và đào tạo Sự sẵn có của lực lượng lao động có tay nghề cao là yếu tố quyết định đối với sự thành công của các trung tâm logistics quốc tế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thách thức do sự thiếu hụt nhân lực chất lượng trong ngành logistics, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, tập trung vào quản lý logistics, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và sử dụng các công nghệ tiên tiến, là rất cần thiết để đảm bảo các ILCs hoạt động hiệu quả. Liu và cộng sự (2013) nhấn mạnh rằng việc đào tạo chuyên sâu về thủ tục hải quan, quy định thương mại quốc tế và quản lý kho bãi là vô cùng cần thiết để nâng cao năng lực vận hành của các trung tâm logistics. Đầu tư vào giáo dục và đào tạo có thể giúp khắc phục sự thiếu hụt về kỹ năng, cho phép các trung tâm logistics xử lý những nhiệm vụ chuỗi cung ứng phức tạp hơn. Bên cạnh đó, việc đào tạo tại chỗ và các chương trình phát triển chuyên môn liên tục cũng cần thiết để đảm bảo lực lượng lao động luôn được cập nhật với các công nghệ và thực tiễn logistics mới nhất [2]. 2.2.4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến Trong những năm gần đây, sự phát triển của các công nghệ tiên tiến đã thay đổi cách thức hoạt động của ngành logistics trên toàn thế giới. Sự nổi lên của Công nghiệp 4.0 đã mang đến những công cụ sáng tạo như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và các hệ thống Bảng 1. Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến việc thành lập ILC Yếu tố Mô tả Tài liệu tham khảo chính Cơ sở hạ tầng giao thông Hệ thống đường bộ, đường sắt và đường biển tích hợp là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động logistics trơn tru và hiệu quả về chi phí. Wang et al. (2020); Notteboom & Rodrigue (2013) Vị trí địa lý Vị trí chiến lược gần các tuyến thương mại chính, cảng biển và sân bay giúp tăng cường tiếp cận thị trường toàn cầu và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Lirn et al. (2014); Beresford et al. (2012) Chính sách và hỗ trợ của chính phủ Khung pháp lý, các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính từ chính phủ là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển logistics và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Kim (2015); Pettit & Beresford (2009); Lam & Yap (2011) Nguồn nhân lực và đào tạo Sự sẵn có của lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên về các lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng và hải quan, là yếu tố quyết định cho hoạt động logistics hiệu quả. Wu & Goh (2010); Gonzalez et al. (2012); Liu et al. (2013) Công nghệ tiên tiến Việc áp dụng AI, blockchain và hệ thống kho thông minh giúp nâng cao hiệu quả logistics, tăng tính minh bạch và giảm chi phí. Kshetri (2018); Ivanov & Dolgui (2020); Wang et al. (2020) (Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp)
256 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VẦ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) quản lý kho thông minh, giúp nâng cao hiệu quả và minh bạch trong hoạt động của các trung tâm logistics. Zhang và cộng sự (2020) khẳng định rằng những công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng theo dõi hàng hóa theo thời gian thực, giảm chi phí vận hành và giảm thiểu sai sót do con người. Blockchain, đặc biệt, đã cách mạng hóa ngành logistics bằng cách đảm bảo tính bảo mật và minh bạch trong các giao dịch chuỗi cung ứng. Nó giúp giảm gian lận, hợp lý hóa quy trình hải quan và tăng cường niềm tin giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng [5]. Hơn nữa, các hệ thống hỗ trợ AI cho phép dự báo nhu cầu tốt hơn, giúp các trung tâm logistics tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động [3]. Các kho thông minh, được trang bị các công nghệ tự động hóa như robot và các thiết bị Internet of Things (IoT), cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Những công nghệ này cho phép giám sát và kiểm soát hàng hóa theo thời gian thực, giảm bớt sự can thiệp của con người và tăng độ chính xác[15].. Những tiến bộ này đặc biệt có giá trị đối với các trung tâm logistics quốc tế xử lý khối lượng lớn hàng hóa và mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp. 3. Áp dụng phương pháp nghiên cứu Delphi 3.1. Giải thích quy trình nghiên cứu Delphi Phương pháp Delphi là một phương pháp định tính được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học để thu thập ý kiến của các chuyên gia thông qua nhiều vòng khảo sát. Mục tiêu của phương pháp này là đạt được sự đồng thuận từ một nhóm các chuyên gia về một chủ đề cụ thể. Đặc trưng của phương pháp Delphi là các chuyên gia không trao đổi trực tiếp với nhau mà thông tin từ mỗi vòng khảo sát sẽ được phản hồi lại cho tất cả các chuyên gia để họ có thể điều chỉnh ý kiến của mình nếu cần. Quá trình này tiếp tục cho đến khi đạt được sự đồng thuận hoặc các phản hồi không còn thay đổi đáng kể. Phương pháp Delphi thường bao gồm từ hai đến bốn vòng khảo sát, với mục tiêu không chỉ thu thập các ý kiến độc lập từ các chuyên gia mà còn tạo điều kiện để các chuyên gia cân nhắc lại quan điểm của mình dựa trên phản hồi từ các đồng nghiệp. Mỗi vòng khảo sát là một bước quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các ý kiến khác nhau và giúp hình thành một tập hợp các giải pháp hoặc nhận định có tính khả thi và đồng thuận cao. Cụ thể, phương pháp Delphi thường được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao và những chủ đề có tính phức tạp, như logistics và phát triển hạ tầng. Lựa chọn chuyên gia Việc lựa chọn chuyên gia là yếu tố then chốt trong phương pháp Delphi, vì chất lượng và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phụ thuộc trực tiếp vào năng lực và kinh nghiệm của các chuyên gia tham gia. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia được chọn phải có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực logistics, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển hạ tầng. Phương pháp Delphi đã được triển khai nhằm thu thập và phân tích ý kiến từ 15 chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển trung tâm logistics quốc tế tại Hải Phòng. 15 chuyên gia được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về kinh nghiệm và chuyên môn. 5 chuyên gia là giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về logistics, 5 chuyên gia đến từ các công ty logistics tại Hải Phòng, những người trực tiếp tham gia vận hành hệ thống logistics, và 5 chuyên gia từ các trung tâm logistics tại địa phương, am hiểu sâu về các vấn đề cơ sở hạ tầng và quản lý logistics. Quá trình nghiên cứu bao gồm ba vòng khảo sát nhằm đạt được sự đồng thuận giữa các chuyên gia. Vòng 1: Các chuyên gia được yêu cầu đưa ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển trung tâm logistics quốc tế tại Hải Phòng. Vòng 2: Tổng hợp các yếu tố từ vòng 1, các chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thang điểm Likert. Vòng 3: Kết quả từ vòng 2 được phản hồi lại cho các chuyên gia. Họ được yêu cầu xem xét và điều chỉnh ý kiến dựa trên kết quả phân tích tổng hợp để đạt được sự đồng thuận cao hơn. Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính 10 nam, 5 nữ 67% nam, 33% nữ Kinh nghiệm (năm) 5 năm 10, 10 năm trở lên 50% có từ 10 năm kinh trở lên Trình độ học vấn Thạc sĩ, Tiến sĩ 40% Thạc sĩ, 60% Tiến sĩ Vị trí công tác Giảng viên, chuyên gia tại các công ty logistics, quản lý tại các trung tâm logistics 33% công tác tại các trường ĐH, 33% công ty logistics và 34% là quản lý tại ILC

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.