PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 5 - (12 tiết) - Xây dựng cộng đồng.pdf

Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG I. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, HS có khả năng: - Thể hiện được sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. - Thực hiện được các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị. - Thể hiện được sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau; thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá. - Xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả. - Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội. TUẦN 1: SHDC – TRAO ĐỔI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG VIỆC THAM GIA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG. I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: + Chia sẻ hiểu biết về các mối quan hệ cộng đồng + Làm nổi bật lên ý nghĩa của việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng. + Tham gia về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV - Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản tổ chức diễn đàn “Trao đổi về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.” - Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kế hoạch: thành lập ban tổ chức, biên soạn câu hỏi và đáp án, thể lệ tham gia, cách tính điểm cho những câu trả lời đúng,... Các câu hỏi được biên soạn xoay quanh nội dung về diễn đàn “Trao đổi về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.” - Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong quá trình trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị phần thưởng cho lớp có số điểm cao nhất (nếu có điều kiện). 2. Đối với HS - Tìm hiểu về các mối quan hệ xã hội và ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội. + Cộng đồng là gì? + Thanh niên – học sinh cần là gì để tham gia phát triển cộng đồng + Ý nghĩa của việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.? - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề - Diễn đàn “Trao đổi về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.” a) Mục liêu: - Chia sẻ hiểu biết về các mối quan hệ xã hội - Làm nổi bật lên ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội b) Nội dung - Tổ chức thực hiện - Diễn đàn “Trao đổi về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.” + Tuyên bố lí do, mục đích diễn đàn, nội dung chủ đề " Trao đổi về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.". + Hs chia sẻ ý kiến, có thể dùng tranh, ảnh, video + HS khác lắng nghe - Gợi ý thảo luận: Thanh niên học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng bởi những lý do sau: • Sức trẻ và nhiệt huyết: Thanh niên học sinh sở hữu nguồn năng lượng dồi dào, sự sáng tạo và nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến sức mình cho cộng đồng. • Khả năng tiếp thu: Thanh niên học sinh là thế hệ tiếp nối, có khả năng tiếp thu nhanh chóng kiến thức và kỹ năng mới, dễ dàng thích nghi với những thay đổi của xã hội. • Lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm: Thanh niên học sinh luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và đất nước, sẵn sàng tham gia các hoạt động vì lợi ích chung. Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng: • Rèn luyện đạo đức và trí tuệ: Thanh niên học sinh cần rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống tốt đẹp, trau dồi kiến thức và kỹ năng để trở thành những người có ích cho xã hội. • Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ những người khó khăn, khuyết tật, tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. • Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. • Thực hiện tốt nghĩa vụ học tập: Học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe để trở thành những công dân có ích cho xã hội. • Tuân thủ pháp luật và quy định của cộng đồng: Tôn trọng và chấp hành pháp luật, quy định của cộng đồng, sống hòa đồng, đoàn kết với mọi người. ĐÁNH GIÁ Mời một số HS chia sẻ thu hoạch sau khi tham gia trả lời và lắng nghe các bạn trả lời các câu hỏi. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI Về lớp, HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia diễn đàn “Trao đổi về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.” * * * * *
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống 3 TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3 CHỦ ĐỀ 5 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động và tự tin thiết lập mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng - Tìm hiểu các hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị. - Tìm hiểu cách quản lí dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Năng lực tự chủ, tự học: Nhận diện được khả năng tư duy độc lập và khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân. b. Năng lực đặc thù môn học: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: từ kiến thức tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động và tự tin thiết lập mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng - Tham gia các hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hoà bình, hữu nghị, dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các vấn đề thực tế liên quan. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: ● Giáo án, SGK, SGV ● Máy tính, máy chiếu (nếu có) ● Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung 2. Đối với HS: ● SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 ● Nhớ lại những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng, những trải nghiệm khi thực hiện các yêu cầu này. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò và nhận biết được tầm quan trọng về vấn phát triển cộng đồng thông qua trò chơi “Dệt lưới cộng đồng” b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Dệt lưới cộng đồng” - GV hướng dẫ cách chơi: + Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 đến 7 học sinh. + Cung cấp cho mỗi nhóm một cuộn len và một số mảnh giấy màu. - HS nhận thức được vấn đề thể hiện việc phát triển cộng đồng
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống 4 + Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên bốc thăm một chủ đề liên quan đến việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng (ví dụ: bảo vệ môi trường, giúp đỡ người già neo đơn, tham gia các hoạt động văn hóa,...). + Học sinh trong nhóm thảo luận và vẽ hình ảnh, viết những ý tưởng về chủ đề đã bốc thăm lên các mảnh giấy màu. + Sau đó, các nhóm nối những mảnh giấy màu với nhau bằng len để tạo thành một "lưới cộng đồng". + Đại diện của mỗi nhóm giới thiệu về chủ đề đã bốc thăm và giải thích những ý tưởng được thể hiện trên "lưới cộng đồng". Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và tham gia chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội dành chiến thắng với nhiều ý tưởng hay và ý nghĩa nhất Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - Đặt vấn đề vào chủ đề mới: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân và là cơ hội để mỗi chúng ta phát triển bản thân. Chủ đề này giúp các em biết cách thực hiện những hoạt động xă hội cụ thể, đa dạng góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng. Chia sẻ hiểu biết về cộng đồng với các nền văn hoá khác nhau; hoạt động thể hiện tinh thẩn đoàn kết, hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động và sự tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng a. Mục tiêu: - HS nhận biết những biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. - HS xác định xác định các biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng trong các trường hợp b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên. c. Sản phẩm: HS có thể xác định những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Chia sẻ các biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Chia sẻ các biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.