PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 39. Sở GD&ĐT Tây Ninh (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi A. ASEAN mới thành lập (1967). B. khủng hoảng tài chính (1997). C. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989). D. khủng hoảng năng lượng (1973). Câu 2: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay? A. Xây dựng nội lực, dự báo tình hình, năm bắt thời cơ và đẩy lùi nguy cơ. B. Kết hợp đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. C. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và Đông Dương. D. Kết hợp chặt chẽ sức mạnh của tiền tuyến với sức mạnh của hậu phương. Câu 3: Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945)? A. Xây dựng một trật tự thế giới mới đề giải quyết các vấn đề Chiến tranh lạnh. B. Thỏa thuận về phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở châu Phi. C. Đồng ý thành lập Hội Quốc liên nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Câu 4: Từ xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, bài học quan trọng rút ra cho tất cả các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay là gì? A. Tập trung đầu tư phát triển nền công nghiệp quân sự. B. Ưu tiên hợp tác lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. Tăng cường liên minh với các cường quốc quân sự. D. Tham gia nhiều diễn đàn hợp tác kinh tế và chính trị. Câu 5: Vấn đề nào sau đây là một trong những nhân tố làm cho các nước thành viên của Cộng đồng ASEAN vừa “hợp tác” vừa “chia rẽ” trong quá trình hoạt động? A. Vấn đề Biển Đông. B. Khác biệt về chính trị. C. Khác biệt về văn hóa. D. Vấn đề Cam-pu-chia.
Câu 6: Xu thế phát triển chính của thế giới sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh (1991) là A. tam cực. B. hai cực. C. đơn cực. D. đa cực Câu 7: Tên viết tắt của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN là A. APSC. B. APEC. C. ASCC. D. AEC. Câu 8: Nguyên tắc hoạt động nào sau đây của tổ chức Liên hợp quốc không thể hiện tại Điều 2 của Hiền chương Liên hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các cường quốc. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Quyền bình đẳng của tất cả các thành viên Liên hợp quốc. D. Không đe dọa sử dụng vũ lực tấn công các quốc gia khác. Câu 9: Sự kiện nào sau đây đã đề ra nguyên tắc hoạt động đưa ASEAN từ tổ chức non yếu trở nên hoàn thiện và nâng cao vị thể trên trường quốc tế? A. Hiệp ước Ba-li được ký kết (1976). B. Hiến chương ASEAN ra đời (2007). C. Hiệp định Pa-ri được ký kết (1973). D. Ký Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ (2015). Câu 10: Sự kiện nào sau đây là thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam Tồng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945? A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh. B. Nhật đảo chính thực dân Pháp. C. Thành lập Mặt trận Việt minh. D. Mỹ tham chiến chống Nhật. Câu 11: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội quốc gia nào sau đây nhanh chóng quay trở lại xâm lược Việt Nam lần hai? A. Pháp. B. Nga. C. Anh. D. Mỹ Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Đưa ASEAN trở thành một cộng đồng tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. B. Xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột liên kết sâu rộng. C. Hợp tác toàn diện trọng khu vực, hạn chế giao lưu với các cường quốc bên ngoài. D. Đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài và cùng phát triển thịnh vượng trong khu vực. Câu 13: Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, nhân tố nào sau đây quyết định sức mạnh tổng hợp của một quốc gia? A. Kinh tế - Khoa học - kĩ thuật. B. Chính trị - Quân sự - An ninh. C. Kinh tế - Văn hóa - Xã hội. D. Chính trị - Đổi ngoại - An ninh. Câu 14: Những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945) cùng những thỏa thuận sau đó giữa ba

Khai thác các tư liệu sau đây và trả lời các câu hỏi từ 22 đến 24 “Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đáng ta đã đề ra đường lối cách mạng phù hợp, chỉ đạo chiến lược đúng đắn qua từng giai đoạn, đặc biệt là biết nắm bắt thời cơ để phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta kiên trì kháng chiến, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, kiên cường chiến đấu, tạo nên sức mạnh vô địch để giành thắng lợi cuối cùng.” (Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2007 tr. 540) Câu 22: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)? A. Tinh thần đoàn kết cùng chiến đấu của ba nước Đông Dương. B. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Chính quyền Sài Gòn suy yếu khi Mỹ thực thi Hiệp định Pa-ri. D. Sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 23: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Việt Nam đã sử dụng những phương thức đấu tranh nào sau đây để từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ? A. Sử dụng một cách hợp lý viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Tìm mọi cách kéo dài chiến tranh nhằm làm đối phương suy yếu. C. Chỉ tập trung đấu tranh quân sự đề giành thắng lợi nhanh chóng. D. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Câu 24: Bài học quan trọng nào sau đây từ sự lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975) có thể áp dụng vào công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay? A. Cần chớp thời cơ và tận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của các quốc gia trong tổ chức ASEAN. B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, kết hợp nhiều phương thức đấu tranh linh hoạt. C. Trong mọi tình huống chỉ cần dựa vào sức mạnh quân sự là có thể bảo vệ, phát triển đất nước. D. Chi ưu tiên đấu tranh ngoại giao, tránh mọi xung đột dù có nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Cho đoạn tư liệu sau đây:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.