Content text CD E 1 BÀI 1 PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VÀ ỨNG DỤNG.doc
CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC. E1. PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC. BÀI 1: PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VÀ ỨNG DỤNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: + Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. + Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề. 2. Năng lực Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. Năng lực riêng: + Thông qua những ví dụ về phần mềm mô phỏng, HS được bổ sung kiến thức về lợi ích của máy tính trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu. 3. Phẩm chất Hình thành và phát triển phẩm chất: + Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập + Trách nhiệm: Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên + SGK, SGV, SBT Tin học 9. + Máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu. + Hình ảnh liên quan đến bài học. 2. Đối với học sinh + SGK, SBT Tin học 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Hãy tìm trên Internet với từ khóa “phần mềm mô phỏng để dạy và học” rồi cho biết: 1) Em đã tìm được những phần mềm mô phỏng nào? 2) Em đã từng dùng phần mềm nào được đề cập đến trong các kết quả đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
NV2 Đọc thông tin trong SGK/ trang 23, 24 mục 1. Em hãy: Nêu được một số ví dụ về phần mềm mô phỏng và lợi ích của phần mềm mô phỏng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Gọi đại diện 1 nhóm đứng dậy trình bày kết quả của nhóm. - Nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. Một số phần mềm mô phỏng dùng trong dạy và học : + Solar System 3D Simulator: phần mềm mô phỏng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. + GeoGebra: phần mềm sử dụng trong dạy và học Toán, Vật lí. + PhET Interaction Simulations: phần mềm mô phỏng về các chủ đề khác nhau gồm Vật lí, Hóa học, Toán, Khoa học Trái Đất và Sinh học. + Labster: là một phỏng thí nghiệm ảo cho phép thực hiện các thí nghiệm ảo về Vật lí, Hóa học và Sinh học. phần mềm mô phỏng về các chủ đề khác nhau gồm Vật lí, Hóa học, Toán, Khoa học Trái Đất và Sinh học. + Labster: là một phỏng thí nghiệm ảo cho phép thực hiện các thí nghiệm ảo về Vật lí, Hóa học và Sinh học. + … Hoạt động 2: Sử dụng phần mềm mô phỏng để khám phá tri thức và giải quyết vấn đề. a) Mục tiêu: HS biết sử dụng phần mềm mô phỏng để khám phá tri thức và giải quyết vấn đề. b) nội dung: HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi. d) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Hoạt động cặp đôi. (thời gian 5 phút) 2. Sử dụng phần mềm mô phỏng để khám phá tri thức và giải quyết vấn đề.
Câu hỏi. Việc sử dụng phần mềm mô phỏng giúp ích gì cho con người? Lấy ví dụ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo cặp đôi. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện hai cặp đôi trình bày - Các cặp đôi khác chú ý lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chốt lại kiến thức : +) Các phần mềm mô phỏng được dùng trong dạy và học giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí hoặc tránh rủi ro. +) Phần mềm mô phỏng giúp khám phá tri thức và giải quyết vấn đề. Bằng cách xây dựng mô hình số học của hệ thống các thực tế, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các quy luật và quy tắc hoạt động của chúng. - Mô phỏng cung cấp một môi trường an toàn để thử nghiệm, đo lường và dự đoán kết quả. - Giúp chúng ta tìm kiếm giải pháp tối ưu và tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong quá trình giải quyết vấn đề. - Mô phỏng cũng mở ra cánh cửa cho việc khám phá tri thức mới và hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh. Ví dụ 1: PhET Interaction Simulations: có phần mềm mô phỏng chọn lọc tự nhiên cho biết học sinh tự nhận thức được tác động của các nhân tố môi trường sống như nguồn thức ăn, kẻ thù tự nhiên …. đến sự phát triển của một loài sinh vật. Ví dụ 2. Trong đại dịch covid 19, phần mềm SimAEN mô phỏng sự lây lan của covid 19 giúp hiểu được tác động của các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong một cộng đồng dân cư. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập. b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS . d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập: Bài 1 Theo em, video quay lại quá trình làm một thí nghiệm có phải là phần mềm mô phỏng không? Vì sao? Bài 2 Giải thích vì sao có thể nói mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả: