Content text Bài 26 Thực hành Thiết kế hệ sinh thái.docx
Các dạng tháp Đặc điểm Tháp năng lượng biểu diễn sản lượng của mỗi bậc dinh dưỡng Tháp sinh khối biểu diễn sinh khối (khối lượng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích) của các bậc dinh dưỡng Tháp số lượng biểu diễn số lượng hoặc mật độ cá thể của các bậc dinh dưỡng Ý nghĩa: - Nghiên cứu về hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái giúp các nhà khoa học đưa ra biện pháp tác động làm tăng sản lượng sinh vật, khai thác hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng. - Ví dụ: Tính trên cùng năng lượng đầu vào của hệ sinh thái, chăn nuôi các loài động vật ăn cỏ thu được sản lượng cao hơn so với chăn nuôi các loài động vật ăn thịt. SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA HỆ SINH THÁI 1. Diễn thế sinh thái Khái niệm: Sự biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật tương ứng với su bién đổi của môi trường được gọi là diễn thế sinh thái Nguyên nhân: - Nguyên nhân bên ngoài: Mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa, … - Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã Các loại diễn thế - Diễn thế nguyên sinh: + Là diễn thế sinh thái xảy ra ở khu vực chưa có sinh vật sinh sống. + Ví dụ: Trong diễn thế nguyên sinh ở trên cạn, các sinh vật đầu tiên xuất hiện thường là các loài vi khuẩn, nguyên sinh vật và những loài thực vật dễ phát tán như rêu. Tiếp theo, dương xỉ và các loài thực vật thân thảo xuất hiện. Các loài thực vật thân bụi và thân gỗ xuất hiện sau và thay thế nhiều loài xuất hiện trước. + Kết quả cuối cùng của diễn thế nguyên sinh là sự hình thành quần xã đỉnh cực có độ đa dạng cao và ổn định. - Diễn thế thứ sinh: - Là diễn thế xảy ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật, khi có nhiễu động làm suy giảm đa dạng quần xã sinh vật của hệ sinh thái. Khi không còn nhiễu động, quần xã có khả năng phục hồi dần do sự phát triển trở lại của các loài sinh vật. III
- Ví dụ: Cháy rừng làm chết phần lớn các cá thể (hầu hết là ở phần phía trên bề mặt đất) của các loài sinh vật. Một thời gian sau, các loài sinh vật dần phát triển trở lại và rừng được phục hồi. Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp con người dự đoán những biến đổi của quần xã, từ đó chúng ta có những tác động phù hợp để duy trì hoặc phục hồi những quần xã suy thoái. Hiểu biết về các nguyên nhân của diễn thế giúp hạn chế các tác động xấu đến hệ sinh thái, khai thác nguồn tài nguyên bền vững. 2. Một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái Sự ấm lên toàn cầu - Những ghi nhận hiện nay cho thấy nhiệt độ Trái Đất đang ngày càng tăng. Từ thời kì tiền công nghiệp đến nay, nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng khoảng 1,2 °C. - Sự ấm lên toàn cầu có tương quan với gia tăng nồng độ CO, trong khí quyển. - Những hoạt động của con người như khai thác và sử dụng than đá, dầu mỏ,... làm tăng lượng khí nhà kính, đặc biệt là CO, trong khí quyển, làm tăng nhiệt độ Trái Đất do hiệu ứng nhà kính tăng cường. - Sự ấm lên toàn cầu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như sự tan băng ở các cực của Trái Đất, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, các đợt nóng, lạnh bất thường xảy ra thường xuyên hơn. Những hiện tượng này đe doạ, gây suy giảm đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái và ảnh hưởng đến đời sống của các cộng đồng dân cư địa phương. Phì dưỡng - Hoạt động của con người làm tăng hàm lượng dinh dưỡng ở một số khu vực khác nhau trên Trái Đất, được gọi là phì dưỡng (phú dưỡng). - Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp làm gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, chủ yếu là nitrogen và phosphorus. - Các chất dinh dưỡng thấm xuống đất, gây ô nhiễm các mạch nước ngầm, gây nguy hại cho sinh vật và con người. - Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi đến các hệ sinh thái trên cạn khác và hệ sinh thái dưới nước. - Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở khu vực đồng cỏ gần các hệ sinh thái nông nghiệp, độ đa dạng của thực vật bị suy giảm do hàm lượng dinh dưỡng trong đất tăng. Hàm lượng dinh dưỡng trong nước cao dẫn tới sự phát triển mạnh của thực vật phù du, gây ô nhiễm các thuỷ vực như hồ Sa mạc hoá - Sa mạc hoá là hiện tượng suy thoái hệ sinh thái trên cạn, trong đó sản lượng sinh vật bị suy giảm và đất bị khô cằn do các nguyên nhân tự nhiên hoặc tác động của con người. - Quần xã sinh vật bị suy giảm do nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, do chặt phá rừng, chăn thả gia súc, khai thác nguồn nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp, thiếu các cơ chế quản lí đất bền vững. - Các vùng đất khô là những khu vực bị đe doạ mạnh mẽ nhất. PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Hệ sinh thái bao gồm: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG I