Content text (TỜ 01) CHƯƠNG 7-NGUYÊN TỐ NHÓM IA, IIA-ĐỀ.pdf
I, ĐẶC ĐIỂM CHUNG - Nguyên tố nhóm IA là những nguyên tố s, cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng: ns1 . - Thế điện cực chuẩn nhỏ → dễ tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử → thể hiện tính khử rất mạnh M→ M+ + 1e - Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. - Sodium và potassium là hai nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất, có nhiều trong nước biển, mỏ muối, quặng halite (NaCl), quặng sylvinite (NaCl.KCl ). II, TÍNH CHẤT VẬT LÍ 1.1. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. [CTST - SGK] Dựa vào cấu hình electron và bán kính nguyên tử, hãy giải thích trong các hợp chất, kim loại nhóm IA đều thể hiện số oxi hoá +1. Câu 2. [CD - SGK] Khối lượng riêng của dầu hoả khan khoảng 0,80 g cm3 . Có thể quan sát được hiện tượng gì khi cho một mẩu lithium vào dầu hoả khan? Vì sao? Câu 3. [CTST - SGK] Giải thích tại sao trong tự nhiên kim loại nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Câu 4. Dựa vào thông tin trong bảng: Nguyên tố Tính chất Li Na K Rb Cs Nhiệt độ nóng chảy (°C) 179 97,6 63 39 28 Nhiệt độ sôi (°C) 1317 892 770 688 678 Khối lượng riêng (g/cm3 ) 0,53 0,97 0,86 1,53 1,87 Độ cứng (quy ước độ cứng của kim cương là 10) 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 PHẦN 1:NGUYÊN TỐ NHÓM IA DẠNG 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NHÓM IA Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi Thấp hơn các kim loại nhóm khác. Có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs. Khối lượng riêng Nhỏ, là kim loại nhẹ do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít. Độ cứng Mềm, dễ cắt bằng dao, kéo do có liên kết kim loại yếu
a) Nêu xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs. b) Vì sao kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp? c) Một giá trị đo ở bảng không phù hợp với xu hướng biến đổi có tính quy luật. Hãy nêu xu hướng không phù hợp đó. 1.2. BÀI TẬP TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Cho các đặc điểm sau: (1) Cấu hình electron của nguyên tử (2) Số electron hóa trị của nguyên tử (3) Số oxi hóa trong các hợp chất (4) Mức độ thể hiện tính khử Có bao nhiêu đặc điểm là khác nhau đối với kim loại kiềm? Câu 2. Cho dãy các nguyên tố: Mg, K, Fe, Na, Al và Cs. Số nguyên tố thuộc nhóm IA là bao nhiêu? Câu 3. Cho khối lượng riêng của một số kim loại: K (0,86 g/cm3 ), Na (0,97 g/cm3 ), Mg (1,74 g/cm3 ), Fe (7,09 g/cm3 ). Khi cho từng mẩu kim loại trên vào nước, số kim loại nổi trên nước là bao nhiêu? Câu 4. Khối lượng riêng của một số kim loại kiềm được cho trong bảng sau: Kim loại Li Na K Rb Cs Khối lượng riêng (g/cm3 ) 0,534 0,968 0,89 1,532 1,878 Có bao nhiêu kim loại nhẹ hơn nước? Câu 5. Có bao nhiêu phát biểu đúng về các nguyên tố nhóm IA. (a) Có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 (n > 1). (b) Có số oxi hóa là +1 hoặc +2 trong các hợp chất. (c) Có tính khử mạnh. (d) Có bán kính nguyên tử nhỏ. (e) Còn được gọi là kim loại kiềm. Câu 6. Cho các đặc điểm về tính chất vật lí: (a) Là kim loại dễ nóng chảy; (b) Thuộc loại kim loại mềm (dễ cắt bằng dao, kéo); (c) Có nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi cao; (d) Thuộc loại kim loại nhẹ. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với các kim loại kiềm (từ lithium đến caesium)? 1.3. BÀI TẬP ĐÚNG SAI Câu 1. Cho bảng thông số tính chất vật lí của các kim loại nhóm IA như sau: a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần từ Li đến Cs. b) Độ cứng tăng dần từ Li đến Cs. c) Kim loại nhẹ nhất là kim loại Li. d) Bảo quản Li, Na, K bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
Câu 2. Quan sát thông tin trong bảng 17.1, xét tính đúng sai của các phát biểu sau. a) Các nguyên tử kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng. b) Để đạt cấu hình electron bền tương tự khí hiếm He, các nguyên tử kim loại kiềm có xu hướng nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hóa học) c) Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần, tính khử tăng dần. d) Thế điện cực chuẩn của lithium nhỏ nhất, lithium là kim loại khử mạnh nhất trong nhóm IA. Câu 3. Kim loại nhóm IA (nhóm kim loại kiềm) bao gồm các nguyên tố như Litium (Li), Sodium (Na), Potassium (K), Rubidi (Rb), Xesi (Cs) và Franci (Fr). Những kim loại này có một số đặc điểm chung về tính chất vật lý như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy Nguyên tố Li Na K Rb Cs Nhiệt độ nóng chảy (oC) 180,5 97,8 63,4 39,3 28,4 Nhiệt độ sôi (oC) 1341 881 759 691 668 Khối lượng riêng (g/cm3 ) 0,534 0,968 0,89 1,532 1,878 Độ cứng(2) 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 (1) Nguồn: Dean, J. A) 1999. Lange's handbook of chemistry, United States of America, McGraw-Hill, Inc) (2) Nguồn: https://webelements.com/, truy cập ngày 02 tháng 10 năm 2023 (kim cương = 10). a) Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IA giảm dần khi đi từ trên xuống dưới trong nhóm. b) Kim loại nhóm IA có nhiệt độ nóng chảy tăng dần khi đi từ trên xuống dưới trong nhóm vì lực liên kết giữa các nguyên tử giảm dần. c) Khi phân tích xu hướng nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IA, có thể thấy nguyên nhân chính là do kích thước nguyên tử tăng dần, làm yếu đi lực liên kết giữa các nguyên tử. d) Các kim loại nhóm IA là kim loại mềm. Câu 4. Kim loại nhóm IA (kim loại kiềm) bao gồm các nguyên tố như Litium (Li), Sodium (Na), Potassium (K), Rubidi (Rb), Xesi (Cs), và Franci (Fr). Những kim loại này có đặc điểm chung là tính khử rất mạnh. Nguyên tử Li Na K Rb Cs Số hiệu nguyên tử 3 11 18 37 55 Tên gọi Lithium Sodium Potassium Rubidium Caesium Cấu hình electron [He]2s1 [Ne]3s1 [Ar]4s1 [Kr]5s1 [Xe]6s1 Bán kính nguyên tử (pm)(1) 152 186 227 248 265 Thế điện cực chuẩn (V)(2) -3,040 -2,713 -2,924 -2,924 -2,923 (1) Nguồn: Silberberg, M. S. 2007. Principles of General Chemistry, McGraw-Hill Higher Education. (2) Nguồn: Dean, J. A) 1999. Lange's handbook of chemistry, United States of America, McGraw-Hill, Inc) a) Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn các nhóm kim loại khác vì chúng dễ dàng nhường 1 electron lớp ngoài cùng. b) Các kim loại nhóm IA có tính khử mạnh do nguyên tử của chúng có bán kính lớn, dẫn đến lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
c) Khi phân tích tính khử mạnh của các kim loại nhóm IA, có thể thấy rằng điều này chủ yếu là do năng lượng ion hóa thấp của chúng. d) Nếu so sánh tính khử của sodium (Na) và magnesium (Mg) trong cùng chu kỳ, có thể kết luận rằng Na có tính khử mạnh hơn vì nó thuộc nhóm IA. Câu 5. Các kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong đời sống a) Các kim loại nhóm IA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 1 ns (n 1) . b) Các kim loại nhóm IA có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố cùng chu kì. c) Tính khử giảm dần từ lithium đến ceasium. d) Các kim loại kiềm dễ dàng nhường electron thể hiện tính khử nên thế điện cực chuẩn n o M /M E + rất âm. Câu 6. Một số thông số vật lí của kim loại nhóm IA được cho ở bảng dưới đây. a) Đi từ Lithium đến ceasium, nhiệt độ nóng chảy giảm dần. b) Các kim loại nhóm IA đều là kim loại nặng. c) Các kim loại Li, Na, K, Rb khi phản ứng với nước đều nổi trên bề mặt nước. d) Các kim loại nhóm IA đều có độ cứng thấp, dễ dàng dùng dao cắt được do có lực liên kết kim loại yếu. Câu 7. Nguyên tố nhóm IA bao gồm lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium (Rb), cesium (Cs), và francium (Fr). Các nguyên tố này tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau trong tự nhiên. a) Các nguyên tố nhóm IA thường được tìm thấy dưới dạng hợp chất vì chúng rất hoạt động hóa học. b) Francium là một nguyên tố nhóm IA được tìm thấy phổ biến trong tự nhiên. c) Potassium được tìm thấy nhiều trong các khoáng vật như sylvite và carnallite. d) Sodium thường được bảo quản trong dầu hoặc trong điều kiện không có không khí để tránh phản ứng với hơi nước trong không khí.