PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHƯƠNG 1. Nguyen tu - So luoc bang tuan hoan cac NTHH.docx

CĐ1: Nguyên tử CĐ2: Nguyên tố hóa học CĐ3: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học CĐ4: Ôn tập chương 1 CĐ1 NGUYÊN TỬ CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (Rơ-dơ-pho – Bo) ♦ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. ♦ Mô hình nguyên tử của Rutherford – Bo (mẫu hành tinh nguyên tử): Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm: + Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương. + Lớp vỏ chứa các electron mang điện tích âm chuyển động trên những quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau như các hành tinh quay xung quanh mặt trời. II. Cấu tạo nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Vỏ nguyên tử - Hạt nhân nằm ở tâm và có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. - Hạt nhân gồm: proton (p), mang điện dương, điện tích +1 và neutron (n) không mang điện. - Hạt nhân có Z proton thì có điện tích là +Z và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. - Vỏ nguyên tử tạo bởi một hay nhiều electron (e) mang điện âm, mỗi e có điện tích -1. - Các electron được sắp xếp từ trong ra ngoài thành từng lớp: Lớp thứ nhất tối đa 2e; lớp thứ hai tối đa 8e; lớp thứ 3 (tạm thời) tối đa 8e; … - Nguyên tử trung hòa điện nên số p = số e. III. Khối lượng nguyên tử ♦ Đơn vị khối lượng nguyên tử (amu): 1 amu = 1,6605.10 -24 g. ♦ Khối lượng nguyên tử: m nt = m p + m n + m e  m p + m n (do m e rất nhỏ so với m p,n ) ⇒ Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân, có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử. Cấu tạo nguyên tử Kí hiệu Khối lượng (amu) Điện tích Hạt nhân Proton p 1 +1 Neutron n 1 0 Vỏ Electron e 0,00055 -1
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy điền các từ và cụm từ thích hợp vào chỗ trống: chuyển động các electron hạt nhân điện tích dương trung hòa về điện vỏ nguyên tử điện tích âm vô cùng nhỏ sắp xếp số electron (a) Nguyên tử là hạt (1)………….……... và (2) ……………………. Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm hai phần là (3) …………… (mang (4)…………..…….) và (5) …………………. tạo bởi (6) ………………… (mang (7) …………………..). (b) Trong nguyên tử, các electron (8) ……………… xung quanh hạt nhân và (9) ………….. thành từng lớp. (c) Trong nguyên tử, số proton bằng số (10) ……………. Phần lớn khối lượng nguyên tử tập trung ở (11) …………… Hướng dẫn giải (1) vô cùng nhỏ (2) trung hòa về điện (3) hạt nhân (4) điện tích dương (5) vỏ nguyên tử (6) các electron (7) điện tích âm (8) chuyển động (9) sắp xếp (10) số electron (11) hạt nhân Câu 2. Hoàn thành thông tin về các loại hạt trong nguyên tử trong bảng sau: Cấu tạo nguyên tử Kí hiệu Khối lượng (amu) Điện tích Hạt nhân Proton Neutron Vỏ Electron Hướng dẫn giải Cấu tạo nguyên tử Kí hiệu Khối lượng (amu) Điện tích Hạt nhân Proton p 1 +1 Neutron n 1 0 Vỏ Electron e 0,00055 -1 Câu 3. Hình vẽ dưới đây mô phỏng nguyên tử boron, carbon và oxygen: (a) Hãy xác định số hạt proton, neutron, electron trong mỗi nguyên tử boron, carbon, oxygen. (b) Các nguyên tử trên có mang điện tích không? Vì sao? Hướng dẫn giải Số proton Số neutron Số electron Boron 5 6 5
Carbon 6 6 6 Oxygen 8 8 8 Các nguyên tử trên không mang điện vì đều có số proton = số electron (điện tích dương = điện tích âm) Câu 4. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau: Dựa vào sơ đồ trên hãy hoàn thành bảng sau: Số proton Số electron Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Lithium Fluorine Sodium Phosphorus Hướng dẫn giải Số proton Số electron Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Lithium 3 3 2 1 Fluorine 9 9 2 7 Sodium 11 11 3 1 Phosphorus 15 15 3 5 Câu 5. (a) Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử nitrogen (7p); magnesium (12p); chlorine (17p); potasssium (19p). (b) Cho biết số electron, số lớp e, số e từng lớp, số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên. Hướng dẫn giải Số electron Số lớp electron Số e từng lớp Số electron lớp ngoài cùng Nitrogen 7 2 2/5 5 Magnesium 12 3 2/8/2 2 Chlorine 17 3 2/8/7 7 Potassium 19 4 2/8/8/1 1
Câu 6. Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. (a) Nguyên tử nitrogen này có bao nhiêu electron? (b) Tính khối lượng của hạt nhân và của toàn nguyên tử nitrogen. (c) Từ kết quả đó có thể coi khối lượng của nguyên tử là khối lượng của hạt nhân được không? Hướng dẫn giải (a) Số p = số e = 7 electron (b) m hạt nhân = 1.7 + 1.7 = 14 amu; m N = 1.7 +1.7 + 0,00055.7 = 14,00385 amu (c) Vì 14 amu 14,00385 amu ⇒ Có thể coi khối lượng nguyên tử là khối lượng hạt nhân. Câu 7. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau: Dựa vào sơ đồ trên hãy hoàn thành bảng sau: Nguyên tử Số neutron Số proton Số electron Điện tích hạt nhân Khối lượng nguyên tử (amu) Nitrogen Sodium Silicon Chlorine Hướng dẫn giải Nguyên tử Số neutron Số proton Số electron Điện tích hạt nhân Khối lượng nguyên tử (amu) Nitrogen 7 7 7 +7 14 Sodium 12 11 11 +11 23 Silicon 14 14 14 +14 28 Chlorine 18 17 17 +17 35 ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 8. Hãy cho biết: (a) Nguyên tử có cấu tạo rỗng hay đặc? gồm những phần nào? (b) Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử? khối lượng bằng bao nhiêu (amu)? (c) Loại hạt nào được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử? khối lượng bằng bao nhiêu (amu)? (d) Trong nguyên tử, loại hạt nào mang điện? điện tích bằng bao nhiêu? (e) Nguyên tử mang điện âm, điện dương hay không mang điện? Vì sao? (g) Tại sao có thể nói khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân? Hướng dẫn giải (a) (b) (c) (d) (e) (g) rỗng, hạt nhân và vỏ proton, neutron electron, p (+1) e (-1) ko mđ, số p = số e m e rất nhỏ so với m p, n

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.