PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 941 04062024.Thuyết minh bổ sung của trường ĐHNN.pdf


4. CTĐT Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Teaching Vietnamese as a Foreign Language) thuộc ngành Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam mà trường ĐHNN- ĐHQGHN dự định mở là một CTĐT giao thoa, có tính liên ngành và khác biệt rõ ràng với CTĐT tương tự đã được triển khai ở trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. CTĐT Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ tại trường ĐHNN không chỉ đào tạo ra những người học (đối với người nước ngoài) vận dụng được tiếng Việt ở mức độ thành thạo cả 4 kỹ năng (nghe - nói – đọc – viết), có hiểu biết toàn diện và chuyên sâu về đất nước, con người Việt Nam mà còn giúp người học xây dựng và nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Bên cạnh đó, cả người nước ngoài và người Việt Nam khi học chuyên ngành này đều được học về phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, tâm lý học trong giảng dạy và điều này khác biệt hoàn toàn với chuyên ngành đang được đào tạo ở trường KHXH&NV (hiện chỉ có một hoặc hai môn học về phương pháp giảng dạy tiếng Việt hoặc phải tham gia vào các khóa học đào tạo ngắn hạn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài). 5. Với việc triển khai CTĐT này trường ĐHNN hướng đến việc cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực chất lượng cao, những chuyên gia về lĩnh vực Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, có năng lực tiếng Việt đạt bậc 5 theo Khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài do Bộ GD&ĐT quy định (đối với người nước ngoài) hoặc năng lực ngoại ngữ đạt bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam của Bộ GD&ĐT ban hành (đối với người Việt Nam), am hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, có khả năng vận dụng những kiến thức về khoa học giáo dục ngoại ngữ vào công việc giảng dạy tiếng Việt hoặc công việc liên quan tới tiếng Việt và văn hoá Việt Nam. Với tất cả những căn cứ nêu trên, Trường ĐHNN trân trọng báo cáo và kính gửi ĐHQGHN bản thuyết minh cho ngành được đề xuất bổ sung vào Quy hoạch ngành của ĐHQGHN giai đoạn 2021-2025 (tài liệu kèm theo). Kính đề nghị ĐHQGHN xem xét và phê duyệt. Trân trọng ./. Nơi nhận: - Đại học Quốc gia Hà Nội (để báo cáo); - Lưu: HCTH, ĐT, KN03. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Xuân Long
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BỔ SUNG QUY HOẠCH NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (Kèm theo công văn số /ĐHNN-ĐT, ngày 04 tháng 6 năm 2024) 1. Bối cảnh 1.1. Bối cảnh quốc tế Nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão về khoa học và công nghệ, tạo nên những bước phát triển nhảy vọt, làm biến đổi sâu sắc nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của loài người. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang trên đà phát triển để hội nhập với khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đòi hỏi hệ thống giáo dục đại học phải cung cấp đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, giáo dục, quản lý không chỉ đông về số lượng mà phải đạt trình độ cao, theo chuẩn quốc tế về chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hoá được đẩy mạnh và tiếp tục là xu thế chi phối sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hội nhập vào kinh tế thế giới là yêu cầu cấp thiết, sống còn đối với mỗi quốc gia. Nhận thức rõ xu thế tất yếu khách quan này, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 08/3/2018, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào ngày 01/8/2020, đánh dấu sự hội nhập đầy đủ của Việt Nam vào sân chơi toàn cầu với tất cả những cơ hội và thách thức của nó. Trong bối cảnh mới này, sự phát triển dài hạn của Việt Nam nói chung, việc đạt mục tiêu chiến lược đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 nói riêng, phụ thuộc vào sự thay đổi và thích ứng của mọi lĩnh vực mà trước hết là lĩnh vực giáo dục và đào tạo - lĩnh vực cung cấp
2 nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng, việc quy hoạch các ngành, chuyên ngành đào tạo ngoại ngữ hoặc gắn với ngoại ngữ, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của quốc gia mà còn đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. 1.2. Bối cảnh trong nước Trong nhiều năm qua, Việt Nam không ngừng có những chính sách nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói chung, giáo dục ngoại ngữ nói riêng. Có thể kể đến một số chủ trương và chính sách quan trọng như sau: - Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã đề cập đến chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học, trong đó nhấn mạnh: “Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình”. - Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã có hướng dẫn cụ thể trong Điều 13 về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: (i) quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; (ii) quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; (iii) quyền tự chủ về tài chính và tài sản. Đây là những văn bản quan trọng góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tự chủ đại học tại Việt Nam. Trên thế giới, tự chủ đại học là xu thế phát triển tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học. Mục đích của chính sách này là để các trường đại học sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, phản ứng tốt trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu cầu mới của xã hội. - Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã xác định: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.