Content text 1. File đề bài.Image.Marked.pdf
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ ba: KHOA HỌC hoặc TIẾNG ANH (Lựa chọn 3 trong 5 chủ đề dưới đây) Thời gian làm bài: 60 phút Tổng điểm phần thi Khoa học: 50 điểm H S A hoặc Tiếng Anh (dành xét tuyển khối ngành ngoại ngữ) Thời gian hoàn thành phần thi Tiếng Anh: 60 phút Tổng điểm phần thi Tiếng Anh: 50 điểm Hà Nội, tháng ..... năm .....
H S A Phần thứ ba. KHOA HỌC Chủ đề Hóa học có 17 câu hỏi từ 201 đến 217 Câu 201: Phát biểu nào dưới đây không đúng về ammonia? A. Trong công nghiệp, ammonia lỏng được sử dụng làm chất sinh hàn. B. Ammonia tác dụng với các acid để sản xuất các loại phân đạm. C. Do hàm lượng nguyên tố nitrogen lớn (chiếm 82,35% về khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân bón cung cấp trực tiếp đạm cho cây trồng. D. Quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber – Bosch không thể đạt được hiệu suất 100%. Câu 202: Dung dịch glucose 5% thường được sử dụng để cung cấp nước và bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể thông qua hình thức truyền tĩnh mạch. Khi một người trưởng thành truyền hết một chai glucose 5% 500mL đồng nghĩa với việc người đó đã nạp vào cơ thể bao nhiêu mol glucose? Biết dung dịch glucose 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/mL. A. 2,833 mol. B. 0,136 mol. C. 0,142 mol. D. 2,722 mol. Câu 203: Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm về tính chất của protein như sau: Chuẩn bị: lòng trắng trứng, dung dịch HCl 1M, 3 ống nghiệm, đèn cồn. Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Lấy khoảng 2 mL lòng trắng trứng cho vào mỗi ống nghiệm. Bước 2: - Ống nghiệm (1): Thêm vài giọt HCl 1M. - Ống nghiệm (2): Hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 1 phút. - Ống nghiệm (3): Đun nóng ống nghiệm (3) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi thấy có mùi khét. Bạn học sinh quan sát các hiện tượng ở các ống nghiệm và đưa ra nhận xét. Nhận xét nào dưới đây là sai về hiện tượng có thể có trong các ống nghiệm? A. Sau bước 2 ở ống nghiệm (1) có xuất hiện kết tủa màu trắng. B. Sau bước 2 ở ống nghiệm (2) có hiện tượng giống ở ống nghiệm 3.
H S A C. Sau bước 2 ở ống nghiệm (3), trong ống nghiệm xuất hiện chất rắn màu đen. D. Thí nghiệm 1 và 2 là minh chứng cho tính chất protein bị đông tụ bởi acid và nhiệt độ. Câu 204: Nhiệt tạo thành chuẩn của chất nào dưới đây có giá trị bằng 0? A. O3 (ozone). B. C (kim cương). C. C (graphite). D. H2O. Câu 205: Men răng là lớp ngoài cùng của răng, được coi là chất cứng nhất trong cơ thể người. Chính nhờ lớp men này mà răng của chúng ta có thể chịu được những lực nhai nghiền lớn. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên độ cứng chắc của men răng chính là các khoáng chất tự nhiên, trong đó phải kể đến khoáng chất Ca5(PO4)3(OH). Khi trong khoang miệng có sự lên men tạo acid, hoặc quá trình ăn uống có loại thức ăn có tính acid, nhóm OH− trong khoáng chất sẽ phản ứng, lâu dần làm mất đi khoáng chất, men răng trở nên yếu đi, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sâu răng. Để thế vào vị trí của nhóm OH− đó, ion nào sau đây được bổ sung vào thành phần của kem đánh răng? A. Ca2+ . B. F − . C. Na+ . D. Cl− . Câu 206: Cho các nhận định sau về phân tử ammonia và ion ammonium: (1) đều chứa liên kết cộng hóa trị. (2) nguyên tử N đều hình thành được 3 liên kết cộng hóa trị. (3) đều có tính base yếu. (4) nguyên tử nitrogen đều có số oxi hóa là −3. Số nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 207:
H S A Thành phần chính của kẹo mạch nha là A. saccharose. B. maltose. C. glucose. D. fructose. Câu 208: Cho các phát biểu sau: (1) Khi nguyên tử nhường electron sẽ trở thành anion. (2) Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì nguyên tử kim loại luôn có xu hướng nhường electron nên số oxi hóa tăng sau phản ứng. (3) Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự nhường nhận electron của các nguyên tử. (4) NH4 + , NO3 − , OH− là các ion đa nguyên tử. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 209: Chất nào dưới đây không hòa tan được copper(II) hydroxide tạo thành dung dịch màu xanh lam đậm? A. ethylene glycol. B. glycerol. C. propane-1,2-diol. D. butane-1,3-diol. Câu 210: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Carboxylic acid thường có mùi chua nồng và là chất điện li yếu. B. CH3COOH có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH. C. Có thể sử dụng giấm ăn để hòa tan cặn đá vôi có trong bình đun nước. D. Quá trình lên men giấm nhờ men giấm là quá trình lên men kị khí. Câu 211: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính oxi hóa - khử của hợp chất aldehyde? A. CH CH O 2[H] CH CH OH 3 3 2 = + → . B. CH CHO Br H O CH COOH HBr 3 2 2 3 + + → + .