PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 83. Sở Sóc Trăng Lần 1 - [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học ].docx


Câu 7: Nước cứng là loại nước có chứa ion Ca 2+ và Mg 2+ với hàm lượng vượt quá mức cho phép. Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống, sản xuất và sức khỏe con người. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ thực hiện thí nghiệm làm mềm nước cứng bằng phương pháp kết tủa. Phát biểu nào sau đây là giả thiết phù hợp với nhiệm vụ trên? A. Có thể làm mềm nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion. B. Nếu trong nước cứng có chứa ion thì đó là nước cứng vĩnh cửu. C. Nước cứng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, giảm tác dụng giặt rửa. D. Nếu thí nghiệm làm giảm được nồng độ Ca 2+ , Mg 2+ dưới mức cho phép thì nước cứng được làm mềm. Câu 8: Cấu hình electron hóa trị nào sau đây không phù hợp với nguyên tử thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất? A. 3d 5 4s 2 . B. 3d 1 4s 2 . C. 3d 5 4s 1 . D. 3d 9 4s 2 . Câu 9: Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 58. Chất X có thể là A. ethyl acetate. B. acetone. C. methyl formate. D. acetic acid. Câu 10: Trong các ion sau: Na + , Mg 2+ , Fe 3+ , Zn 2+ , số ion có thể điện phân trong dung dịch nước là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 11: Cisplatin là một phức chất của platinum, có công thức hóa học được biểu diễn như hình bên. Cisplatin được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư như: ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư thực quản,... Nguyên tử trung tâm của cisplatin là A. Pt 4+ . B. NH 3 . C. Cl - . D. Pt 2+ . Câu 12: Cho biết độ dẫn điện và khối lượng riêng của các kim loại như sau: Kim loại Ag Cu Au Al Độ dẫn điện  (S/m) 6,30.10 7 5,98.10 7 4,52.10 7 3,55.10 7 Khối lượng riêng (g/mL) 10,49 8,96 19,32 2,70 Dây điện cao thế là loại dây dẫn chuyên dùng để truyền tải điện năng ở điện áp cao, từ nhà máy điện đến trạm biến áp hoặc khu dân cư. Dây điện cao thế thường được làm bằng kim loại nào sau đây? A. Đồng. B. Vàng. C. Nhôm. D. Bạc. Câu 13: “Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử càng lớn thì tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng ...(1)... và tính khử của dạng khử càng ...(2)...”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1) và (2) lần lượt là A. mạnh, yếu. B. yếu, yếu. C. mạnh, mạnh. D. yếu, mạnh. Câu 14: Vật liệu polymer nào có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính? A. Keo dán. B. Cao su. C. Tơ. D. Chất dẻo. Câu 15: Đối với điện cực hydrogen chuẩn, tại ranh giới giữa bề mặt kim loại platinum với dung dịch điện li tồn tại cân bằng nào sau đây? A. B. C. D. Câu 16: Sodium carbonate là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước, có công thức hóa học là Na 2 CO 3 , dùng trong xử lí nước, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa,... Na 2 CO 3 còn được gọi là A. baking soda. B. soda. C. thạch cao. D. xút. Câu 17: Ester X tạo thành từ phản ứng giữa methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. CH 3 COOCH 3 . C. HCOOCH 3 . D. HCOOC 2 H 5 . Câu 18: Phản ứng giữa albumin (có trong lòng trắng trứng) với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm còn được gọi là A. phản ứng thủy phân. B. sự đông tụ protein. C. phản ứng màu biuret. D. sự biến tính protein.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một nhóm học sinh muốn chứng minh giả thiết tốc độ ăn mòn điện hóa nhanh hơn ăn mòn hóa học, nên làm thí nghiệm như sau: Bước 1: Nhúng thanh Zn và thanh Cu (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H 2 SO 4 loãng. Bước 2: Nối thanh Zn và thanh Cu bằng dây dẫn (có một khóa X) như hình bên. Kết quả quan sát được là tốc độ thoát khí sẽ tăng lên khi đóng khóa X ở bước 2. a) Khi mở khóa X, chỉ có bọt khí thoát ra ở thanh Zn. b) Khi đóng khóa X, pin điện hóa được tạo thành với Zn là anode. c) Nếu tốc độ thoát khí càng nhanh thì quá trình ăn mòn kim loại càng chậm. d) Thí nghiệm này đã giúp nhóm học sinh chứng minh được giả thiết đưa ra. Câu 2: Một nhóm học sinh muốn tìm hiểu quá trình thủy phân saccharose sẽ thu được hỗn hợp glucose và fructose. Các em tiến hành làm thí nghiệm như sau: Bước 1: Cho 5 mL dung dịch saccharose 2% vào ống nghiệm 1, thêm tiếp 1 mL dung dịch H 2 SO 4 10%, đun nóng. Bước 2: Thêm từ từ bột NaHCO 3 vào ống nghiệm 1 đến khi ngừng thoát khí. Bước 3: Cho dung dịch thu được trong ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2 có sẵn lượng nhỏ Cu(OH) 2 /NaOH, đun nóng. Kết quả thí nghiệm thu được kết tủa màu đỏ gạch ở bước 3. a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thủy phân saccharose. b) Ở bước 2, vai trò của NaHCO 3 là trung hòa dung dịch H 2 SO 4 . c) Kết quả thí nghiệm chứng minh được sản phẩm thủy phân saccharose có glucose và fructose. d) Nếu thay saccharose bằng maltose thì hiện tượng thí nghiệm không đổi. Câu 3: Cho chuỗi chuyển hóa sau: X Ca(HCO 3 ) 2 X CaCl 2 Y Với X, Y là các hợp chất khác nhau của calcium, chúng không tan hoặc ít tan trong nước. Phản ứng (2) thuộc loại phản ứng phân hủy. a) X có thể là Ca(NO 3 ) 2 . b) Phương trình (3) là: CaCO 3 + 2HCl  CaCl 2 + CO 2 + H 2 O. c) Phản ứng (4) dùng để nhận biết ion Ca 2+ bằng dung dịch Na 2 CO 3 . d) Phản ứng (1), (2) giải thích được hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi. Câu 4: Cho các quá trình tạo phức bát diện sau: Fe 3+ (aq) + 6H 2 O(l)  [Fe(H 2 O) 6 ] 3+ (aq) (I) [Fe(H 2 O) 6 ] 3+ (aq) + SCN - (aq) [Fe(H 2 O) 5 (SCN)] 2+ (aq) + H 2 O(l) K C = 1,4.10 2 (II) [Fe(H 2 O) 6 ] 3+ (aq) + F - (aq) [Fe(H 2 O) 5 F] 2+ (aq) + H 2 O(l) K C = 2,0.10 5 (III) Biết dung dịch [Fe(H 2 O) 6 ] 3+ có màu vàng nâu, dung dịch [Fe(H 2 O) 5 (SCN)] 2+ có màu đỏ, dung dịch [Fe(H 2 O) 5 F] 2+ và các ion SCN - , F - đều không màu. a) Quá trình (I) xảy ra khi hòa tan iron(III) chloride trong nước, thu được dung dịch có chứa lượng lớn Fe 3+ và phức chất aqua [Fe(H 2 O) 6 ] 3+ . b) So với anion F - , anion SCN - dễ thay thế phối tử H 2 O trong [Fe(H 2 O) 6 ] 3+ hơn. c) Khi cho từ từ dung dịch KSCN vào dung dịch ở quá trình (III) thì dung dịch này sẽ có màu. d) Trong các quá trình (I), (II), (III), mỗi phân tử H 2 O hoặc ion SCN - hay ion F - đều sử dụng số cặp electron như nhau để cho vào AO trống của cation Fe 3+ . PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Cho các cặp oxi hóa – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng như sau: Cặp oxi hóa – khử Sn 2+ /Sn Zn 2+ /Zn Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) -0,14 -0,76 0,34 0,80 Sức điện động chuẩn lớn nhất của một pin điện hóa tạo thành từ hai trong số các cặp oxi hóa – khử trên là bao nhiêu volt? Câu 2: Đun nóng một loại dầu thực vật với dung dịch NaOH, sản phẩm thu được có chứa muối sodium oleate (C 17 H 33 COONa). Phân tử khối của sodium oleate là bao nhiêu? Câu 3: Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo của ester ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , khi thủy phân trong môi trường acid thu được alcohol bậc một? Câu 4: Để xác định hàm lượng của FeCO 3 trong quặng siderite, người ta có thể làm như sau: cân 0,31 gam mẫu quặng, xử lí theo một quy trình thích hợp thu được dung dịch FeSO 4 trong môi trường H 2 SO 4 loãng. Biết dung dịch không chứa tạp chất tác dụng với KMnO 4 . Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO 4 0,02 M cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt thì dừng lại. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO 4 sau 3 lần chuẩn độ là 24 mL. Phần trăm khối lượng của FeCO 3 trong mẫu quặng trên là bao nhiêu (theo %, làm tròn kết quả đến hàng phần mười)? Câu 5: Cho các phương trình hóa học hoặc sơ đồ phản ứng hóa học của acetaldehyde như sau: (1) CH 3 CHO + 4NaOH + 3I 2  CHI 3 + HCOONa + 3NaI + 3H 2 O (2) CH 3 CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH CH 3 COONH 4 + 2Ag + 3NH 3 + H 2 O (3) CH 3 CHO CH 3 -CH 2 -OH (4) CH 3 CHO + HCN  CH 3 -CH(OH)-CN Gán số thứ tự phương trình hoặc sơ đồ các phản ứng hóa học theo tên gọi: tráng bạc, cộng, khử, tạo iodoform và sắp theo trình tự thành dãy bốn số (ví dụ: 1234, 4321,...). Câu 6: Trong công nghiệp, ammonia được tổng hợp từ khí nitrogen và khí hydrogen theo phản ứng sau: N 2 (g) + 3H 2 (g) 2NH 3 (g) Kết quả nghiên cứu sự phụ thuộc của hiệu suất phản ứng trên vào áp suất và nhiệt độ được thể hiện trong giản đồ sau: Ở nhiệt độ 450 , áp suất 250 atm, trộn 2 mol N 2 với 4,5 mol H 2 thu được bao nhiêu mol NH 3 ? -------------- HẾT --------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.