Content text 10. ĐỀ VIP 10 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN LỊCH SỬ 2025 - T5.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 10 – T5 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1922, quốc gia nào sau đây tham gia Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Ucraina. B. Áchentina. C. Braxin. D. Campuchia. Câu 2. Vào thế kỉ XV, nhân dân Đại Ngu kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây? A. Đường. B. Tống. C. Thanh. D. Minh. Câu 3. Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc hoạt động nào sau đây? A. Duy trì hòa bình, an ninh kinh tế thế giới. B. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. C. Hợp tác cùng có lợi và giúp đỡ lẫn nhau. D. Chấm dứt các cuộc chiến tranh và xung đột. Câu 4. Năm 1967, quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN? A. Mianma. B. Mêhicô. C. Xingapo. D. Namibia. Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Giải quyết thành công các cuộc chiến tranh. B. Xây dựng khu vực hòa bình, tự do, trung lập. C. Tiến tới thống nhất về chính trị và đối ngoại. D. Đẩy mạnh hội nhập với cộng đồng quốc tế. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Giai cấp tư sản đã giành quyền lãnh đạo. B. Mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc. C. Chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu và sụp đổ. D. Nhà nước phong kiến khủng hoảng. Câu 7. Ngày 23-9-1945, Nhân dân vùng, miền nào sau đây ở Việt Nam trực tiếp tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp? A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Tây Bắc. Câu 8. Trong những năm 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Xây dựng nền kinh tế thị trường. B. Hoàn thành cải cách ruộng đất. C. Đánh bại phát xít Nhật xâm lược. D. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ. Câu 9. Đường lối Đổi mới đất nước ở Việt Nam có nội dung nào sau đây? A. Xây dựng nền kinh tế tự nhiên. B. Phát triển các công trường thủ công. C. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. D. Đưa ruộng đất về tay công nhân. Câu 10. Những hoạt động đối ngoại của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây? A. Truyền bá tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh. B. Thành lập chính đảng của giai cấp vô sản. C. Thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân. D. Vận động các nước tư bản ngừng chiến. Câu 11. Chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay có nội dung nào sau đây? A. Chú trọng quan hệ với các nước bị áp bức. B. Ủng hộ các nước thuộc địa giành độc lập. C. Phản đối việc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ. D. Độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Câu 12. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. B. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. C. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. D. Về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Câu 13. Trong công cuộc Cải cách, mở cửa, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. B. Thành lập được nhà nước liên lục địa. C. Giải quyết hết nguyện vọng của nhân dân. D. Thu hồi tài sản của các công ti xuyên quốc gia. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858? A. Chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mĩ. B. Góp phần phát triển kinh tế đất nước. C. Bảo vệ và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa. D. Làm sụp đổ chế độ phong kiến bảo thủ. Câu 15. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta có biểu hiện nào sau đây? A. Nhiều nước sáng lập Liên hợp quốc. B. Xung đột quân sự diễn ra khắp nơi. C. Các khối liên minh quân sự ra đời. D. Khối đế quốc chủ nghĩa sụp đổ. Câu 16. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN? A. Nền độc lập vừa mới giành được. B. Chính quyền cách mạng non trẻ. D. Chiến tranh thế giới lan rộng. D. Ý đồ chiến lược của các cường quốc. Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Xu thế hòa hoãn chi phối hoàn toàn quan hệ quốc tế.
B. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô chấm dứt. C. Nhiều nước thuộc địa và lệ thuộc đã giành được độc lập. D. Nhà nước cách mạng và chính quyền mới về tay nhân dân. Câu 18. Một trong những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước là A. tình trạng tham nhũng đã được triệt tiêu. B. hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng. C. bộ máy nhà nước quân chủ ngày càng tinh gọn. D. chấm dứt được sự chống phá của bọn phản động. Câu 19. Trong thời kì 1945 – 1954, những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có tác dụng nào sau đây? A. Phát triển nền kinh tế thị trường. B. Buộc Mĩ phải chấm dứt thù địch. C. Lật đổ chế độ phong kiến quân phiệt. D. Phá vỡ thế bị bao vây, cô lập. Câu 20. Nội dung nào sau đây là cống hiến của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 – 1930? A. Chuẩn bị những điều kiện cho cách mạng giải phóng dân tộc. B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng nhà nước dân chủ cách mạng. C. Mở đầu việc giải quyết tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước. D. Thành lập liên minh chiến đấu của các dân tộc ở Đông Dương. Câu 21. Trật tự thế giới đa cực hình thành là do nhân tố nào sau đây? A. Nhiều trung tâm kinh tế, tài chính phát triển, lớn mạnh. B. Mĩ đã đánh mất vị trí là nền kinh tế hàng đầu thế giới. C. Các quốc gia đã thống nhất về sự phân chia quyền lực. D. Các cường quốc thỏa thuận về sự chia đều quyền lợi. Câu 22. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1979 có đóng góp chung nào sau đây? A. Bồi đắp, phát triển truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc. B. Đánh bại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. C. Lật đổ ách thống trị của ngoại bang, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. D. Chứng minh sức mạnh dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế. Câu 23. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 có giá trị nào sau đây? A. Chứng minh tính đúng đắn trong tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. B. Bước đầu Gây dựng cơ sở kinh tế, xã hội để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. C. Giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thủ tiêu mâu thuẫn xã hội. D. Củng cố niềm tin trong nhân dân vào việc thay đổi mục tiêu, chế độ của Đảng. Câu 24. Đối với các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam trong thế kỉ XX, Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây? A. Góp phần hoạch định chiến lược đấu tranh phù hợp với điều kiện lịch sử dân tộc. B. Lãnh đạo nhân dân và trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. C. Xây dựng và phát triển các tổ chức và chính đảng cách mạng ở trong và ngoài nước. D. Vận động nhân dân thế giới ủng hộ và đóng góp vào việc bảo vệ nhà nước công nông. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. “Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ”. (https://nghiencuuquocte.org/2015/01/18/chien-tranh-lanh/) a) Chiến tranh lạnh là giai đoạn cuối của trật tự thế giới hai cực. b) Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động nhằm làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa. c) Giống như các cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh lạnh bắt nguồn từ cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt. d) Các quốc gia trên thế giới và quan hệ quốc tế đều chịu tác động của chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông – Tây.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong sự thoả thuận với nguyên tắc của lệnh ngưng bắn đồng thời ở khắp nơi trên Đông Dương , sự chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ cùng một lúc khắp tất cả các phần (kì) của Việt Nam, trong tất cả các vùng chiến sự và cho tất cả quân lực của hai bên”. (https://nghiencuulichsu.com/2014/06/16/toan-van-hiep-dinh-geneve-20-7-1954-va-ban-tuyen-bo- cuoi-cua-hoi-nghi/) a) Tư liệu phản ánh về Hiệp định Giơ-ne-vơ về tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam và các nước Đông Dương. b) Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương sẽ kết thúc ở một vài nơi. c) Hiệp đinh Giơ-ne-vơ tạo ra thời kì phát triển mới cho cách mạng các nước Đông Dương vì các nước đã giành được độc lập, thống nhất hoàn toàn. d) Hiệp định Giơ-ne vơ phản ánh tính phức tạp trong quan hệ quốc tế và thắng lợi từng bước của cách mạng Đông Dương. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. (https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- xiii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-cong-san-viet-nam-3660). a) Đường lối Đổi mới đất nước được đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. b) Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước là đã hoàn thiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. c) Nhờ thực hiện đường lối đổi mới mà Việt Nam xóa bỏ được tình trạng phân hóa giai cấp và sự bóc lột trong xã hội. d) Đổi mới là một cuộc cách mạng cả về tư duy và thực tiễn, là bước tiến trong nhận thức về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. (https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/book/ho-chi-minh/tieu-su- cuoc-doi-va-su-nghiep/ho-chi-minh-bien-nien-tieu-su-tap-1-1951890-1929-21) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khi ở độ tuổi mười ba. b) Nguyễn Ái Quốc đi sang phương Tây để tìm hiểu về những tiến bộ của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ. c) Tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vừa chịu ảnh hưởng của cách mạng Pháp, vừa chịu ảnh hưởng của cách mạng Nga. d) Nguyễn Ái Quốc đã chuyển từ lập trường yêu nước sang lập trường tư sản và đi đến chủ nghĩa cộng sản.
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1922, quốc gia nào sau đây tham gia Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Ucraina. B. Áchentina. C. Braxin. D. Campuchia. Câu 2. Vào thế kỉ XV, nhân dân Đại Ngu kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây? A. Đường. B. Tống. C. Thanh. D. Minh. Câu 3. Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc hoạt động nào sau đây? A. Duy trì hòa bình, an ninh kinh tế thế giới. B. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. C. Hợp tác cùng có lợi và giúp đỡ lẫn nhau. D. Chấm dứt các cuộc chiến tranh và xung đột. Câu 4. Năm 1967, quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN? A. Mianma. B. Mêhicô. C. Xingapo. D. Namibia. Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Giải quyết thành công các cuộc chiến tranh. B. Xây dựng khu vực hòa bình, tự do, trung lập. C. Tiến tới thống nhất về chính trị và đối ngoại. D. Đẩy mạnh hội nhập với cộng đồng quốc tế.