Content text 4 TOÁN 6 KHỞI ĐỘNG.docx
SKKN: TỔ CHỨC ĐA DẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG MÔN TOÁN 6 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Trong xu thế hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời sống. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh (HS) sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm phát huy tính tích cực của HS. Việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Như chúng ta đã biết, những năm trước, phương pháp và hình thức dạy học trong nhà trường phổ thông còn nặng về lý thuyết, ít thực hành thực nghiệm; việc dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò chép” phần nào mang tính áp đặt, ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh... Công tác kiểm tra đánh giá còn nặng về đánh giá định kỳ và đánh giá sự ghi nhớ kiến thức của học sinh. Việc đánh giá quá trình và đánh giá học sinh vận dụng kiến thức học được vào giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống chưa được quan tâm đúng mức. Thông tư số 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung :” Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.” Việc chỉ đạo và hướng dẫn triển khai đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT và Sở GDĐT suốt giai đoạn vừa qua được đánh giá là “có tác động tích cực”, không ít địa phương, nhà trường đã thực hiện tốt và nâng cao được chất lượng giáo dục. Bản thân tôi và đồng nghiệp cũng đã thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực học tập cho học sinh vẫn chưa được triển khai, một trong những phương pháp dạy học chưa được đông đảo
giáo viên THCS quan tâm sử dụng đó là phương pháp tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học. Bộ môn Toán xưa nay được coi là một môn học khó đối với các em học sinh. Việc khuấy động không khí học tập để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học từ đầu đến cuối tiết dạy thực sự khó khăn với giáo viên khi nội dung làm việc chỉ xoay quanh các con số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Bởi vậy, việc tổ chức các hoạt động khởi động phù hợp sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời mở rộng, phát triển tư duy cho học sinh, và tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học. Tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu chuyên biệt. Trên thực tế, không ít giáo viên đã bỏ qua hoặc xem nhẹ nó. Đôi khi họ chỉ thực hiện một cách cẩn thận, trau chuốt khi có người dự giờ, khi phải lên tiết chuyên đề, tiết thi giáo viên giỏi. Họ không ý thức được rằng họ đã bỏ qua một trong những hoạt động hữu ích để tạo ra được thành công cũng như dấu ấn cho tiết dạy của mình. Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu như trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Chương trình giáo dục hiện hành hướng tới việc hình thành phẩm chất và năng lực góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, được thực hiện thông qua mỗi tiết dạy học. Việc tổ chức các hoạt động khởi động phù hợp cho học sinh trong các tiết học Toán sẽ giúp trau dồi các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cũng như năng lực chuyên môn và góp phần bồi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Với những trăn trở thay đổi phương pháp giảng dạy môn Toán của một giáo viên trẻ, với những kinh nghiệm giảng dạy thực tế cùng với những kiến thức được đào tạo trong quá trình giảng dạy tại trường - một ngôi trường luôn đề cao tính sáng tạo và tính ứng dụng, tôi mạnh dạn đề cập tới việc đổi mới một khía cạnh của dạy và học tích cực, đó là: “Tổ chức đa dạng các hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán 6 đáp ứng chương trình GDPT 2018” Tôi hy vọng những sáng kiến của mình được chia sẻ và nhận được đóng góp từ các đồng nghiệp để chúng ta có được nhiều hơn nữa những thành quả giáo dục trong thời gian khó khăn đầy thử thách này. 2. Mục đích nghiên cứu. Phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy
khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Chính vì vậy việc đề xuất các giải pháp đổi mới trong tổ chức hoạt động khởi động ở các tiết dạy môn Toán trong trường THCS nói chung và Toán 6 nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích cực và hình thành năng lực cho học sinh. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khởi động trong các bài dạy môn toán 6. - Phạm vi nghiên cứu: Chương trình toán 6, trường THCS.... 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về thực tế tiến trình triển khai bài dạy của các giáo viên khi lên lớp thông qua các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, dự giờ, xem kế hoạch bài dạy. Cũng thông qua nhiều phương pháp khảo sát , quan sát ..để nhận định khả năng khởi động bài học của học sinh. 5. Tính mới - Sáng kiến này sẽ tập trung vào việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động khởi động. Thay vì chỉ đơn thuần giảng dạy truyền thống, giáo viên sẽ thiết kế các hoạt động khởi động đa dạng, như trò chơi, thảo luận nhóm, hoặc hoạt động trải nghiệm, nhằm khơi dậy sự hứng thú và sáng tạo của học sinh. - Đề xuất áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khởi động, như việc sử dụng phần mềm tương tác hoặc ứng dụng học tập trực tuyến. Điều này không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách sinh động mà còn tạo điều kiện cho giáo viên theo dõi và đánh giá hiệu quả học tập của học sinh. - Sáng kiến này sẽ khuyến khích tổ chức các hoạt động khởi động liên môn, kết hợp giữa Toán và các môn học khác như Khoa học, Lịch sử hoặc Nghệ thuật. Điều này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về ứng dụng của kiến thức Toán trong thực tiễn mà còn phát triển tư duy liên kết và khả năng giải quyết vấn đề. - Các hoạt động khởi động sẽ được thiết kế để khuyến khích học sinh tự sáng tạo và tham gia chủ động. Ví dụ, học sinh có thể được yêu cầu tạo ra các câu hỏi hoặc bài tập liên quan đến bài học, từ đó không chỉ nâng cao khả năng tư duy mà còn giúp các em cảm thấy tự tin và yêu thích môn học hơn. - Sáng kiến sẽ chú trọng đến việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, nơi học sinh cảm thấy thoải mái và tự do thể hiện ý kiến của mình. Điều này có thể thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động theo nhóm nhỏ, tạo cơ hội cho học sinh tương tác và học hỏi lẫn nhau. - Sáng kiến cũng sẽ đưa ra các phương pháp đánh giá học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động khởi động, nhằm kịp thời điều chỉnh và cải thiện phương
pháp giảng dạy. Việc này sẽ giúp giáo viên có cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu quả của các hoạt động và khả năng tiếp thu của học sinh. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? Luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Về phương pháp dạy học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợptác,năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháptự học,tácđộng tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễncuộc sống; Phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; Các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; Chú trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Mặt khácđổi mới phương pháp dạy học còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên. Chính vì lẽ đó trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã có sáng kiến trong việc áp dụng kỹ thuật dạy học,đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần tăng hiệu quả giờ dạy. Tuy nhiên, trên thực tế đa số giáo viên mới chỉ tập trung đổi