PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text dap an Đề ôn luyện 15.pdf

Link bài giảng: https://youtube.com/live/C9z_aOPF5cM?feature=share Câu 81. Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Câu 81. Đáp án A. Câu 82. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ. B. Tập hợp tôm càng xanh đang sinh sống ở 1 hồ nuôi tôm. C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. Câu 82. Đáp án B. Vì quần thể thì phải là các cá thể cùng loài. Câu 83. Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho sinh vật sống trong cùng môi trường. B. Trong một ruộng lúa, lúa và cỏ cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng. C. Trong một vườn ươm bạch đàn, một số cây bị chết do thiếu ánh sáng. D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng lẻ. Câu 83. Đáp án C. Câu 84: Có 4 quần thể của 4 một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D cùng sống trong một môi trường. Cho biết nhịp tim của 4 quần thể như sau: Loài A B C D Nhịp tim/phút 30 – 50 70 - 90 220 - 280 15 - 20 Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể của loài C có tiềm năng sinh học lớn nhất. B. Loài D sẽ có mật độ cao nhất. C. Quần thể của loài A sẽ có kích thước lớn nhất. D. Quần thể loài B sẽ có tổng sinh khối lớn hơn quần thể loài A. Câu 84. Đáp án A. Vì kích thước cơ thể càng bé thì nhịp tim càng nhanh. Trong 4 loài nói trên, loài C có kích thước cơ thể nhỏ nhất. Trong tự nhiên, loài nào có kích thước cơ thể càng nhỏ thì kích thước quần thể càng lớn. Loài A B C D Nhịp tim/phút 30 – 50 70 - 90 220 - 280 15 - 20 Câu 85. Triplet nào sau đây quy định côđon kết thúc dịch mã? A. 3’TAX5‘. B. 3‘AXT. C. 3’TAG5‘. D. 3’TGA‘. Câu 85. Đáp án B. Vì có 3 côđon thì có cấu trúc bổ sung và ngược chiều với triplet. Côđon kết thúc dịch mã 5’UAA3‘ 5’UAG3‘ 5’UGA3‘ Triplet tương ứng 3’ATT5‘ 3’ATX5‘ 3’AXT5‘ Câu 86. Loại đột biến nào sau đây có thể làm cho gen nằm trên NST thường được chuyển đến liên kết với giới tính? A. Chuyển đoạn NST. B. Mất đoạn NST. C. Đảo đoạn NST. D. Đột biến gen. Câu 86. Đáp án A. Câu 87: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXAGXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là VỀ ĐÍCH 2024: TS. PHAN KHẮC NGHỆ ĐỀ ÔN TẬP SỐ 15 THI VÀO NGÀY 29/5/2024 Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
A. Ala – Gly – Ser – Ala- Pro. B. Pro – Ala - Gly – Ser – Ala. C. Pro – Ala- Gly – Ala – Ser. D. Gly – Ala - Pro – Ser – Ala. Câu 87: Đáp án B. Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi pôlipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’. - Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’AGX-XGA-XXX-AGX-GGG3’ thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’GGG-XGA-XXX-AGX-XGA5’. - Mạch ARN tương ứng là: 5’XXX-GXU-GGG-UXG-GXU3’. - Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi pôlipeptit Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’XXX-GXU-GGG-UXG-GXU3’ Trình tự các aa tương ứng là Pro – Ala- Gly – Ser – Ala. Câu 88. Gen đa hiệu là hiện tượng A. một gen quy định 1 tính trạng. B. Nhiều gen quy định một tính trạng. C. gen trội không hoàn toàn. D. Một gen chi phối nhiều tính trạng. Câu 88. Đáp án D. Câu 89: Phương pháp tạo giống nào sau đây phải sử dụng rectrictaza để cắt ADN và ligaza để nối ADN? A. Cấy truyền phôi. B. Nhân bản vô tính. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Chuyển gen. Câu 89: Đáp án D. Công nghệ gen thì mới sử dụng enzim cắt (rectrictaza) và enzim nối (ligaza). Câu 90: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. Câu 90: Đáp án D A: hóa thạch là bằng chứng trực tiếp. B: Bằng chứng giải phẫu so sánh C: Bằng chứng tế bào D: Bằng chứng sinh học phân tử. Câu 91: Nhóm loài nào sau đây thường có quá trình hình thành loài mới bằng cách li tập tính? A. Vi khuẩn lam. B. Ếch nhái. C. Dương xỉ. D. Nấm. Câu 91: Đáp án B. Vì chỉ những loài có tập tính giao phối phức tạp thì mới dễ phát sinh loài mới bằng cách li tập tính. Ếch nhái có tập tính giao phối phức tạp. Câu 92: Loại bông trồng ở Mỹ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52, trong đó có 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ được hình thành từ loài bông châu Âu có bộ nhiễm sắc thể 2n = 26 gồm toàn nhiễm sắc thể lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 26 gồm toàn nhiễm sắc thể nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Theo lí thuyết, đặc điểm nào sau đây không đúng với loài bông trồng ở Mỹ? A. Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ. B. Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng. C. Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. D. Không có khả năng sinh sản hữu tính. Câu 92: Đáp án D. Lai xa và đa bội hóa tạo thể song nhị bội: mang bộ NST của 2 loài: 2nA + 2nB, có khả năng sinh sản hữu tính. Đa bội hóa tạo dòng thuần chủng. Phát biểu sai về loài bông trồng ở Mỹ là D, loài bông này có khả năng sinh sản hữu tính và các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng. Câu 93: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp và CO2 là nguyên liệu của pha tối. Câu 93. Đáp án A. Vì cường độ quang hợp sẽ tăng khi cường độ ánh sáng tăng, nhưng nếu cường độ ánh sáng quá cao, vượt qua điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp không tăng nữa có thể giảm xuống.
[CO2] tăng → Iquang hợp tăng đến trị số bão hòa CO2, vượt qua trị số đó Iquang hợp giảm Khi thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối quang hợp Câu 94: Có 4 bệnh nhân khám bệnh và kết quả thu được ở bảng Chỉ số đường huyết Chỉ số cholesteron máu Chỉ số canxi máu Huyết áp Người không bị bệnh 3,3-5,9 mmol/L 3,9-5,2 mmol/L 2,20 đến 2,60 mmol/L 120 – 80mmHg Bệnh nhân A 8,6 5,1 1,5 120 – 85mmHg Bệnh nhân B 5,2 4,3 2,0 100 – 65mmHg Bệnh nhân C 7,6 4,9 1,8 150 – 120mmHg Bệnh nhân D 9,2 6,5 2,5 170 – 110mmHg Dựa vào các chỉ số xét nghiệm nói trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bệnh nhân A bị tiểu đường, mỡ máu cao, canxi huyết thấp, huyết áp bình thường. B. Bệnh nhân B không bị tiểu đường, mỡ máu cao, canxi huyết thấp, huyết áp thấp. C. Bệnh nhân C bị tiểu đường, mỡ máu bình thường, canxi huyết thấp, huyết áp cao. D. Bệnh nhân D bị tiểu đường, mỡ máu cao, canxi huyết cao, huyết áp cao. Câu 94: Đáp án C. Chúng ta dựa vào các chỉ số sinh lí của mỗi bệnh nhân, so sánh với khoảng giá trị cho phép của từng chỉ số đó. Nếu giá trị đo được ở bệnh nhân mà cao hơn quy định thì suy ra chỉ số cao; nếu thấp hơn quy định thì chỉ số thấp. Bệnh nhân C có đường huyết là 7,6 (cao hơn 5,9) nên bị tiểu đường; Có cholesteron máu là 4,9 (nằm trong giới hạn từ 3,9 đến 5,2) nên có mỡ máu bình thường. Chỉ số canxi máu là 1,8 (thấp hơn 2,2) nên có canxi máu thấp; Có huyết áp tối đa trên 150 mmHg nên có huyết áp cao. Câu 95: Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ trong khoảng từ 5,6°C đến 42°C. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về cá rô phi? A. Tại giá trị 42°C hoạt động sống của cá thuận lợi nhất. B. Giới hạn sinh thái trên sẽ thay đổi khi cá di chuyển đến môi trường sống mới. C. Giá trị 5,6°C là điểm nhiệt độ gây chết. D. Tại giá trị 7°C và 30°C mức độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cá là như nhau. Câu 95: Đáp án C. - Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết. + Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. + Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. - Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau. A sai. Vì tại giá trị 42°C cá rô phi chết. B sai. Vì giới hạn sinh thái của loài không thay đổi theo môi trường sống. C đúng. Vì 5,6°C là điểm gây chết dưới. D sai. Vì tại giá trị 7°C và 30°C mức độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cá là khác nhau.
Câu 96: Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. Phát biểu nào sau đây sai? A. Khi nồng độ CO2 vượt qua điểm bão hòa, cây bắt đầu có sự tích lũy chất hữu cơ. B. Nước di chuyển từ môi trường nhược trường trong đất vào tế bào lông hút. C. Trong thành phần của dịch mạch rây có đường saccarozơ. D. Ion K+ tham gia điều tiết quá trình đóng mở của khí khổng. Câu 96: Đáp án A. A sai. Khi nồng độ CO2 vượt qua điểm bão hòa, cường độ quang hợp không tăng mà còn giảm → giảm tích lũy chất hữu cơ. Câu 97: Trong một loài thực vật, trên một nhiễm sắc thể, người ta phát hiện thấy các nòi có các NST với trình tự gen phân bố như sau: I. ABCDEFGH. II. AGCEFBDH. III. ABCGFEDH. IV. AGCBFEDH. Biết nòi I là nòi gốc và chỉ xảy ra đột biến cấu trúc dạng đảo đoạn. Theo lí thuyết trình tự phát sinh các nói trên là A. I → II → III → IV. B. I → IV → III → II. C. I → III → II → IV. D. I → III → IV → II. Câu 97: Đáp án D. So sánh sự sai khác giữa NST gốc I và các NST đột biến → Trình tự phát sinh đột biến I → Đoạn DEFG bị đảo (III) → Đoạn BCG bị đảo (IV) → BFE bị đảo (II) → I → III → IV → II. Câu 98. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O. II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2. III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 98. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.  Đáp án B. IV sai. Vì pha tối không cung cấp glucôzơ cho pha sáng. Câu 99. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A. B. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. C. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khối quần thể. D. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì luôn làm tăng tần số alen A. Câu 99. Đáp án C. A sai. Vì không chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì cá thể mang alen A = 0,36 + 0,48 = 0,84. B sai. Vì đột biến không bao giờ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. C đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn a hoặc loại bỏ hoàn toàn A, .... D sai. Vì di – nhập gen có thể mang đến alen A cho quần thể, làm cho quần thể tăng tần số alen A. Nhưng cũng có thể mang đến các cá thể aa làm tăng tần số a và giảm tần số A. Câu 100. Hiện tượng nào sau đây không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể? A. Đột biến. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen. Câu 100. Đáp án B. Câu 101. Giả sử có 1 hồng cầu đang ở mao mạch máu của cánh tay trái. Hồng cầu này muốn di chuyển lên đầu phải thì bắt buộc phải đi qua bộ phận nào sau đây? A. Tâm thất trái. B. Mao mạch cổ. C. Động mạch cánh tay phải. D. Tĩnh mạch cổ. Câu 101. Đáp án A. Vì hồng cầu từ mao mạch cánh tay trái  tĩnh mạch  tâm nhĩ phải  tâm thất phải  động mạch phổi  mao mạch phổi  Tĩnh mạch phổi  Tâm nhĩ trái  Tâm thất trái  Động mạch chủ  động mạch đầu  mao mạch đầu. Câu 102. Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen ab AB giảm phân bình thường, không có đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu không có trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.