Content text BDHSG9_CHỦ ĐỀ 3_ THẾ GIỚI TỪ 1945-1991.docx
1 CHỦ ĐỀ 3. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 A. MỤC TIÊU - Nhận biết được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh. - Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. - Giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. - Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 - Mô tả được đôi nét về các nước Mỹ La-tính từ năm 1945 đến năm 1991. - Trình bày được một cách khái quát về cách mạng Cu-ba và đánh giá được kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu ba, - Giới thiệu được những nét chính về Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991. - Trình bày được cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nưỚC Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. NỘI DUNG I. Chiến tranh lạnh a. Nguyên nhân - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mỹ cùng các nước tư bản Tây Âu chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu. - Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lo ngại về sự tồn tại và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô + Mỹ muốn mở rộng ảnh hưởng và làm bá chủ thế giới + Liên Xô đã giúp đỡ Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man công khai thực hiện Chiến lược toàn cầu, từ bỏ hợp tác với Liên Xô, bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. b. Biểu hiện - Về kinh tế: + Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thực hiện Kế hoạch Mác-san (1947), Mỹ đầu tư khoảng 13 tỷ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế + Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế – SEV (1949), thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa - Về chính trị, quân sự: + Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO (1949), chế tạo thành công bom nguyên tử (1945), phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958) + Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955), chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957) c. Hậu quả
2 - Chiến tranh lạnh đã đẩy thế giới vào tình trạng luôn căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập, thậm chí làm bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ ở khắp các khu vực trên phạm vi toàn cầu, làm xuất hiện nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. - Chiến tranh lạnh cũng đưa đến sự chia cắt lãnh thổ, chia rẽ tình cảm dân tộc, xung đột tôn giáo,... ở nhiều quốc gia, khu vực với hệ luỵ sâu sắc và lâu dài II. Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 1. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 a. Chính trị - Từ năm 1949, Liên Xô tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị bằng cách khôi phục đại hội các tổ chức chính trị – xã hội - Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị - Tháng 3/1985, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và công cuộc cải tổ chính trị được tiến hành - Tháng 3/1990, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng thống - Ngày 19/8/1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M. Goóc-ba-chốp nhưng không thành công - Mâu thuẫn chính trị gia tăng, Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Liên bang bị tê liệt, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang dẫn đến việc M. Goóc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống vào ngày 25/12/1991, đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết b. Kinh tế - Năm 1946, Liên Xô bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, đến năm 1950 đã phục hồi được mức trước chiến tranh - Đến những năm 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới - Từ giữa những năm 70, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ - Công cuộc cải tổ kinh tế được thực hiện từ năm 1985, nhưng thiếu đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1989 – 1991 với sự khan hiếm lương thực, thực phẩm và các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu c. Xã hội và văn hóa - Xã hội: + Cơ cấu xã hội có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và trí thức gia tăng + Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng. Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra - Văn hoá: + Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí – thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội + Thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và với các quốc gia trên thế giới 2. Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 a. Chính trị - Từ 1944 – 1946, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân
3 - Đến đầu những năm 80, tình hình chính trị ở các nước Đông Âu diễn biến hết sức phức tạp - Trước sức ép trong nước, cùng chính sách không “can thiệp” của Liên Xô, từ năm 1989, ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải thực hiện đa nguyên chính trị và tổ chức tổng tuyển cử tự do. Kết quả là các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được quyền lãnh đạo đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ ở các nước Đông Âu. b. Kinh tế - Các nước Đông Âu đã thực hiện cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản và tiến hành công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội - Từ những nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công nghiệp hoặc công – nông nghiệp. - Từ giữa những năm 70, nền kinh tế các nước Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm. - Từ năm 1988, tất cả các nước Đông Âu đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng, nợ nước ngoài tăng lên c. Xã hội và văn hóa - Xã hội: + Cơ cấu xã hội có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và trí thức gia tăng + Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng. Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra - Văn hoá: + Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí – thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội + Thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và với các quốc gia trên thế giới III. Nước Mỹ và Tây Âu từ 1945 – 1991 1. Nước Mỹ từ 1945-1991 a. Chính trị + Nước Mỹ vẫn duy trì nền dân chủ tư sản với chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa) + Mỹ thực hiện chính sách đối nội nhất quán nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Đồng thời, chính quyền Mỹ luôn thực hiện chính sách ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ ở trong nước + Trong chính sách đối ngoại, Mỹ tập trung triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới b. Tình hình kinh tế: Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần. 2. Tây Âu từ 1945 – 1991 - Giai đoạn 1945 – 1950: + Chính trị: Củng cố, tăng cường chính quyền của giai cấp tư sản; liên minh chặt chẽ với Mỹ + Kinh tế: Khôi phục kinh tế viện trợ của Mỹ, lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ
4 - Giai đoạn 1950 – 1973: + Chính trị: Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ (tiêu biểu là Anh) và tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ (tiêu biểu là Pháp) + Kinh tế: Tăng trưởng cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới - Giai đoạn 1973 – 1991: + Chính trị: Thúc đẩy liên kết chính trị đặt nền móng cho quá trình nhất thể hoá Tây Âu với thỏa thuận về việc thành lập Liên minh châu Âu - EU + Kinh tế: Tăng trưởng thấp, nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới; thông qua quyết định xây dựng thị trường tiền tệ với đồng tiền chung duy nhất (ơ-rô) IV. Khu vực My la- tinh và châu Á từ 1945 đến 1991 1. Khái quát về khu vực My la-tinh - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm cách thiết lập các chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm biến khu vực này thành “sân sau” của mình - Các nước Mỹ La-tinh phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, chống chế độ độc tài, mở đầu là cuộc cách mạng Cu-ba (1959), sau đó bùng phát mạnh mẽ với các cuộc đấu tranh vũ trang ở nhiều nước - Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ; chính quyền dân chủ được thành lập, tiến hành các chính sách cải cách tiến bộ - Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, các nước Mỹ La-tinh bắt tay vào xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng 2. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ từ 1945 – 1991 a. Nhật Bản - Về chính trị: + Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952, hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh. + Từ năm 1955 - 1991, Đảng Dân chủ Tự do mặc dù vẫn tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhưng Nhật Bản dần đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế quốc tế - Về kinh tế: + Sau thời gian tiến hành cải cách, nền kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục và phát triển nhanh + Tận dụng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng "thần kì", trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới - Về khoa học - công nghệ: + Là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội + Ngoài việc khuyến khích các phát minh trong nước, Nhật Bản đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng b. Trung Quốc - Tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chế độ mới (1945 – 1952) + Ở Trung Quốc diễn ra cuộc nổi chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản + Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập