PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - QUAN NIỆM DARWIN VỀ CLTN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI-HS.docx

QUAN NIỆM DARWIN VỀ CLTN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là A. Lamarck. B. Mendel. C. Morgan. D. Darwin. Câu 2. Darwin tham gia chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle vào năm nào? A. 1831. B. 1931. C. 2021. D. 2001. Câu 3. Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. C. biến dị cá thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Câu 4. Theo quan niệm Darwin, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể sinh vật. B. tế bào. C. loài sinh học. D. quần thể sinh vật. Câu 5. Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên. D. phân li tính trạng. Câu 6. Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. tạo nên nhiều loài sinh vật từ một loài ban đầu. B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi. C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi. D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. Câu 7. Từ giống gà chọi ban đầu các nhà chọn giống đã tạo ra nhiều giống gà khác nhau, đây là hiện tượng A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. phân li tính trạng. D. chọn lọc nhân tạo. Câu 8. Theo Darwin, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. sự cạnh tranh giữa các sinh vật (đấu tranh sinh tồn). B. đột biến nguồn nguyên liệu chủ yếu. C. thường biến những biến đổi do sự biến đổi của môi trường. D. biến dị tổ hợp nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quần thể. Câu 9. Theo Darwin kết quả của đấu tranh sinh tồn là A. chỉ một số ít cá thể được sinh ra sống sót qua mỗi thế hệ. B. tất cả các cá thể đều sống sót và sinh sản tốt. C. hình thành các cá thể mới thích nghi hơn các cá thể cũ. D. hình thành nhiều loài mới từ một loài cũ ban đầu. Câu 10. Các bước trong phương pháp nghiên cứu của Darwin khi xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài là A. hình thành giả thuyết → quan sát thu thập dữ liệu → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm. B. hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm→ quan sát thu thập dữ liệu. C. hình thành giả thuyết → quan sát thu thập dữ liệu → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm. D. quan sát thu thập dữ liệu → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm.. Câu 11. Darwin quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
C. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh Câu 12. Theo Darwin, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. phân li tính trạng. D. chọn lọc nhân tạo. Câu 13. Trong công trình Nguồn gốc các loài, Darwin đưa ra khái niệm “hậu duệ có biến đổi” để giải thích sự tiến hoá của sinh giới bằng cơ chế chọn lọc tự nhiên. “Hậu duệ có biến đổi” nghĩa là ở đời con, bên cạnh những đặc điểm của…(1)…, luôn có những ….(2)…..Cụm từ/ Từ trong chỗ trống là A.1- bố mẹ, 2-biến dị di truyền. B. 1- bố mẹ, 2-biến dị không di truyền. C. 1- anh chị, 2-biến dị không di truyền. D. 1- anh chị, 2-biến dị di truyền. Câu 14. Hình bên dưới mô tả hiện tượng A.biến dị di truyền. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. đặc điểm thích nghi. Câu 15. Trong công trình Nguồn gốc các loài, Darwin cho rằng. “Theo thời gian, số lượng các cá thể có biến dị thích nghi…(1)…, hình thành nên… (2)… mới”. Cụm từ/ Từ trong chỗ trống là A.1- giảm dần, 2- loài B. 1- tăng dần, 2- loài. C. 1- giảm dần, 2-nòi. D. 1- tăng dần, 2- nòi. Câu 16. Từ giống bồ câu núi ban đầu tạo các giống chim bồ câu khác nhau, từ giống cải hoang dại tạo ra các loại rau bắp cải, su hào, rau cải, súp lơ..Darwin gọi phương pháp tạo giống mới như vậy là A.biến dị di truyền. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. đặc điểm thích nghi. Câu 17. Từ một giống bắp ban đầu các nhà khoa học tạo ra nhiều giống ngô mới phù hợp với nhiều nhu cầu và mục địch khác nhau đây là A.biến dị di truyền. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. đặc điểm thích nghi. Câu 18. Quan sát của Darwin về họ chim sẻ gồm 13 loài ở quần đảo Galapagos đều có chung một nguồn gốc từ một loài chim sẻ đến từ Nam Mỹ đã trở thành một ví dụ kinh điển cho hiện tượng nào sau đây? A. Sự tiến hóa phân li. B. Sự tiến hóa đồng quy. C. Cân bằng Hacđi – Vanbec. D. Sự hình thành loài cùng khu vực địa lí. Câu 19. Sau khi tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới, Darwin đã quan sát và rút ra những nhận xét như sau:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.