PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ THI CUỐI KÌ I VẬT LÍ 12 - ĐỀ 9 - BẢN HỌC SINH.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề thi có 04 trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:………………………………………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………………………………… PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 2. Xét các tính chất sau đây của các phân tử (I) Chuyển động không ngừng. (II) Tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy. (III) Khi chuyển động va chạm với nhau. Các phân tử chất rắn, chất lỏng có cùng tính chất nào? A. (I) và (II). B. (II) và (III). C. (III) và (I). D. (I), (II) và (III). Câu 3. Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Khối lượng của vật. B. Vận tốc của các phân tứ cấu tạo nên vật. C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật. D. Cả ba yếu tố trên. Câu 4. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì công thức ΔU = A + Q phải thỏa mãn A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0. C. Q < 0 và A < 0. D. Q > 0 và A < 0. Câu 5. Nhiệt độ là khái niệm dùng để xác định A. mức độ cứng, dẻo của một vật. B. mức độ nóng, lạnh của một vật. C. mức độ nhanh, chậm của một vật. D. mức độ nặng, nhẹ của một vật. Câu 6. Cách nào sau đây không phải là cách truyền nhiệt? A. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ. C. Ma sát. D. Đối lưu. Câu 7. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128 gam chứa 210 gam nước ở nhiệt độ 8,4C. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192 gam đã đun nóng tới nhiệt độ 100C vào nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5C và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 128 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của miếng kim loại là A. 777,2 J/kg.K. B. 772,7 J/kg.K. C. 727,7 J/kg.K. D. 727,2 J/kg.K. Câu 8. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy? A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy. Mã đề thi 001
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J). C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì nhiệt nóng chảy như nhau. D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = m trong đó  là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật. Câu 9. Biết nhiệt độ sôi, nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi của nước là 0100C,4200 J/kg.K và 6 2,3.10J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi hoàn toàn 2 kg nước ở 20C là A. 62,636.10 J. B. 65,272.10 J. C. 626,36.10 J. D. 652,72.10 J. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí? A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. B. Các phân tử khí ở rất gần nhau. C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 11. Công thức liên hệ hằng số Boltzmann k với số Avogadro AN và hằng số khí lí tường R là A. 2 ANR. B. ANR. C. A R . N D. AN . R Câu 12. Trong hệ tọa độ V,T, đường đẳng nhiệt là A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục OT. C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua gốc toạ độ. Câu 13. Hệ thức phù hợp với định luật Boyle là A. 1122pVpV. B. 12 12 pp . VV C. pV.: D. 11 22 pV . pV Câu 14. Một lượng khí lí tưởng biến đổi theo một quá trình được biểu diễn trong hệ toạ độ (V,T) bằng một đoạn thẳng có đường kéo dài qua gốc tọa độ. Trong quá trình đó nhiệt độ tuyệt đối T A. là hằng số. B. luôn luôn tăng. C. tỉ lệ với thể tích khí. D. tỉ lệ với bình phương thể tích khí. Câu 15. Một khối khí có thể tích 31 m, nhiệt độ 11C. Để giảm thể tích khí còn một nửa khi áp suất không đổi cần A. giảm nhiệt độ đến 5,4C. B. tăng nhiệt độ đến 22C. C. giảm nhiệt độ đến 131C. D. giảm nhiệt độ đến 11C. Câu 16. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí trong một đơn vị thể tích A. chưa đủ dữ kiện để kết luận. B. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. luôn không đổi. Câu 17. Tổng động năng trung bình của 1 kg khí hêli ở nhiệt độ 1000K là A. 5MJ. B. 5 kJ. C. 3 MJ. D. 3 kJ.
Câu 18. Biết nhiệt dung riêng của nước là c4190 J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là 6 L2,26.10J/kg. Để làm cho m200 gam nước lấy ở 1t10C sôi ở 2t100C và 10% khối lượng của nó đã hóa hơi khi sôi thì cần cung cấp một nhiệt lượng gần giá trị nào nhất sau đây? A. 169 kJ. B. 121 kJ. C. 189 kJ. D. 212 kJ. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc các phát biểu sau: a. Trong 1 mol chất có chứa N A phân tử, n mol chất có N/2 phân tử. b. Số phân tử chứa trong 0,2 kg nước là 246,68.10 phân tử. c. Số phân tử chứa trong 1 kg không khí nếu như không khí có 22% là oxi và 78% là khí nitơ xấp xĩ bằng 252,1.10 phân tử. Câu 2. Khi cung cấp nhiệt lượng 2 J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đẩy pittông di chuyển đều đi được 5cm. Cho lực ma sát giữa pittông và xilanh là 10N. a. Quá trình trên hệ nhận nhiệt lượng nên Q0. b. Độ lớn của công chất khí thực hiện để pittông chuyển động đều là 5 J. c. Quá trình trên khí thực hiện công nên A0. d. Độ biến thiên nội năng của khí là 15 J. Câu 3. Đọc các phát biểu sau: a. Trong 1 mol chất có chứa N A phân tử, n mol chất có N/2 phân tử. b. Số phân tử chứa trong 0,2 kg nước là 246,68.10 phân tử. c. Số phân tử chứa trong 1 kg không khí nếu như không khí có 22% là oxi và 78% là khí nitơ xấp xĩ bằng 252,1.10 phân tử. Câu 4. Một lượng không khí có thể tích 3240 cm chứa trong một xilanh có pit-tông đóng kín, diện tích tiết diện của pit-tông là 227 cm, áp suất của không khí trong xilanh bằng áp suất ngoài là 100 kPa (hình vẽ). Bỏ qua ma sát giữa pit tông và thành xilanh. Coi trong quá trình chuyển động nhiệt độ không thay đổi. Dịch chuyển pit-tông một đoạn bằng 2 cm theo chiều làm thể tích khí tăng. a. Có thể áp dụng định luật Boyle cho quá trình biến đổi trạng thái này. b. Sau khi dịch chuyển thì thể tích của khí lúc này là 3294 cm. c. Sau khi dịch chuyển thì áp suất của khí lúc này là 549 .10Pa. 49 d. Lực cần tác dụng vào pit-tông để pit-tông cân bằng là 46,95 N.
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong một bình nhiệt lượng kế có chứa 200 ml nước ở nhiệt độ ban đầu t 0 = 10°C. Để có 200 ml nước ở nhiệt độ cao hơn 40°C, người ta dùng một cốc đổ 50 ml nước ở nhiệt độ 60°C vào bình rồi sau khi cân bằng nhiệt lại múc ra từ bình 50 ml nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc bình và môi trường. Sau tối thiểu bao nhiêu lượt đổ thì nhiệt độ của nước trong bình sẽ cao hơn 40°C (một lượt đổ gồm một lần múc nước vào và một lần múc nước ra)? Câu 2. Một bình cách nhiệt nhẹ chứa nước ở nhiệt độ t 0 = 20°C. Người ta lần lượt thả vào bình này những quả cầu giống nhau đã được đốt nóng đến 100°C. Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t₁ = 40°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường. Giả thiết nước không bị tràn ra ngoài và không tính đến sự bay hơi của nước. Cần phải thả bao nhiêu quả cầu để nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là 90°C? Câu 3. Rót khối lượng m₁ = 0,5 kg nước ở nhiệt độ t₁ = 15°C vào một bình nhiệt lượng kế có khối lượng m 2 = 0,2 kg đang ở nhiệt độ t₂ = 30°C. Thả một cục nước đá có khối lượng m 3 = 0,5 kg ở nhiệt độ t₃ = - 10°C vào nước trong bình nhiệt lượng kế trên. Cho biết nhiệt dung riêng của nước, nước đá và bình nhiệt lượng kế tương ứng là C₁ = 4,2.103 J/kg.K; C₂ = 2,1.103 J/kg.K; C 3 = 880 J/kg.; nhiệt nóng chảy của nước đá là 53,3.10J/kg . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập bằng bao nhiêu độ C? Câu 4. Khối lượng của một phân tử khí hydrogen là bao nhiêu gam? Câu 5. Có 40 gam khí oxygen ở thể tích 3,69 lít, áp suất 10 atm được cho nở đẳng áp đến thể tích 4 lít, xem ôxi là khí lí tưởng. Nhiệt độ của khối khí sau khi giãn nở là bao nhiêu độ K? Câu 6. Ở nhiệt độ (độ Kelvin) nào vận tốc trung bình của phân tử 2CO là 720 km/h? --------------------- HẾT ------------------------ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.