Content text GA_HĐTN12_CTST-Ban1_ Chủ đề 5. Thực hiện kế hoạch tài chính trong cuộc sống.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 5: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRONG CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau chủ đề này, HS sẽ: - Phân tích được chi phí sinh hoạt trong gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi thu nhập thực tế, quyết định chi tiêu và lối sống. - Lập và thực hiện được kế hoạch phát triển tài chính cho bản thân trong điều kiện phù hợp. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù: - Hoàn thành được các kế hoạch hoạt động theo thời gian đã xác định và linh hoạt điều chỉnh hoạt động khi cần. - Thể hiện được sự chủ động, hợp tác, hỗ trợ mọi người trong hoạt động để đạt mục tiêu chung.
2 - Lãnh đạo được bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch. 3. Phẩm chất - Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo. - Tranh, ảnh, video, tài liệu liên quan đến chủ đề. - Giấy A0, tập giấy nhỏ, các dụng cụ để gắn, dán. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo; cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP - Tham gia tọa đàm về phát triển tài chính cho bản thân trong điều kiện phù hợp. - Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt trong gia đình. - Xây dựng kế hoạch phát triển tài chính cho bản thân phù hợp với điều kiện của gia đình.
3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học. d. Nội dung: - Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV cho HS tham gia thử thách “Đồng hồ chi phí gia đình”; GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề. - Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. c. Sản phẩm: - HS xây dựng kế hoạch chi tiêu cho gia đình; nắm được ý nghĩa của chủ đề. - HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho các nhóm tham gia thử thách “Đồng hồ chi phí gia đình”. - GV phổ biến luật chơi cho các nhóm: + Mỗi nhóm sẽ được phát một số điểm cho trước.
4 + Các nhóm sẽ tham gia trả lời câu hỏi nhanh để tích lũy thêm điểm khi trả lời câu hỏi. + Sau khi trò chơi kết thúc, mỗi nhóm sẽ được nhận phiếu tiền giấy tương ứng với số điểm để chi tiêu trong gia đình trong một thời gian giả định (Ví dụ: một tuần, một tháng,…). - GV cho HS trả lời các câu hỏi nhanh để tích lũy thêm điểm: Câu 1: Bước đầu tiên khi thực hiện lập kế hoạch tài chính trong cuộc sống gia đình là: A. Tìm cách cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. B. Lựa chọn những mục tiêu giúp gia đình hiện thực hóa kế hoạch của mình. C. Xác định mức thu nhập gia đình. D. Xác định những điều gia đình cần và muốn trong tương lai. Câu 2: Đâu không phải là lí do nên lập kế hoạch tài chính? A. Giúp quản lý tốt thu chi, tiết kiệm. B. Chủ động ứng phó với nhiều rủi ro bất ngờ. C. Hạn chế áp lực tiền bạc trong cuộc sống. D. Chuẩn bị chi trả cho các hóa đơn định kì trong vòng một tháng. Câu 3: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn thông tin dưới đây. “…là sản phẩm bảo vệ tài chính cho gia đình người tham gia, người thụ hưởng nếu người tham gia gặp phải rủi ro thương tật, tử vong, bệnh hiểm nghèo… tùy thuộc vào quyền lợi cụ thể được quy định trên hợp đồng”. A. Sổ tiết kiệm. B. Bảo hiểm nhân thọ. C. Nhà đất. D. Sổ đỏ. Câu 4: Đâu không phải là ảnh hưởng của thu nhập thực tế, quyết định chi tiêu và lối sống đến chi phí sinh hoạt gia đình? A. Tỉ lệ của mức chi tiêu so với thu nhập thực tế. B. Lối sống tiết kiệm hay hoang phí ảnh hưởng tới chi phí sinh hoạt. C. Chi tiêu có kế hoạch hay không có kế hoạch ảnh hưởng tới chi phí thực tế. D. Chi phí cố định và chi phí dự phòng.