Content text CĐ9. Polymer.docx
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Đại cương về polymer: a) Tính chất vật lí Polymer nhiệt dẻo là các polymer bị nóng chảy khi đun nóng. Polymer nhiệt rắn là các polymer không bị nóng chảy mà bị phân huỷ bởi nhiệt. Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ. b) Tính chất hoá học - Phản ứng cắt mạch polymer: Ở nhiệt độ cao hoặc có tác nhân hoá học, sinh học, polymer có thể bị phân cắt thành monomer. Ví dụ: 3 2 | CH CHCH 3 t,p 2xtn | CH nCHCH polypropylene propylene enzyme 610526126 nHCHOnHOnCHO tinh bột/cellulose glucose - Phản ứng tăng mạch polymer: Ở điều kiện thích hợp, các polymer nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới. Ví dụ: Trong quá trình lưu hoá cao su, các sợi polymer được kết nối với nhau qua cầu nối SS , tạo thành mạng lưới. - Phản ứng giữ nguyên mạch polymer: Polymer tham gia các phản ứng hoá học ở nhóm thế, ở liên kết đôi,... mà không làm thay đổi chiều dài mạch polymer. Ví dụ: c) Phương pháp tổng hợp - Phản ứng trùng hợp: Phản ứng kết hợp các monomer (thường có liên kết đôi CC hoặc vòng) thành polymer. - Phản ứng trùng ngưng: Phản ứng kết hợp các monomer (có ít nhất hai nhóm chức) thành polymer, kèm theo tách ra các phân tử nhỏ khác (thường là nước). 2. Vật liệu polymer: a) Chất dẻo Chất dẻo là các vật liệu polymer có tính dẻo. Polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp: polyethylene (PE); polypropylene (PP); poly(vinyl chloride) (PVC); polystyrene (PS); poly(methyl methacrylate);... Ví dụ: Polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng: poly(phenol formaldehyde) (PPF). Chất dẻo được sử dụng phổ biến trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như vật liệu bao bì, vỏ thiết bị điện, đồ chơi, phụ tùng ô tô, xe máy,... Chất dẻo phát thải ra môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lâu dài. b) Vật liệu composite Thành phần: Vật liệu composite thường bao gồm hai thành phần chính: CHỦ ĐỀ 9. POLYMER
su đều ở dạng cis: Cao su tự nhiên được dùng để sản xuất các loại lốp xe, băng tải, gioăng, đệm, gối,... Cao su tổng hợp - Cao su buna (trùng hợp buta-1,3-diene): ot,p22xtnCHCHCHCH22CHCHCHCH n Cao su buna-N (trùng hợp buta-1,3-diene và acrylonitrile); Cao su buna-S (trùng hợp buta-1,3-diene và styrene). - Cao su isoprene (trùng hợp isoprene): - Cao su chloroprene (trùng hợp chloroprene): Cao su tổng hợp được sử dụng trong xây dựng, giao thông (lốp xe, đệm, gối cầu, khe co giãn), máy móc công nghiệp (băng tải, dây truyền động,...), y tế (găng tay nitrile),... B. VÍ DỤ MINH HỌA 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Ví dụ 1.1. Polymer là những hợp chất hữu cơ có phân tử khối ...(1)..., do nhiều ...(2)... liên kết với nhau tạo nên. Điền các từ hoặc cụm từ trong khung vào chỗ trống của các phát biểu sau cho phù hợp? A. (1) lớn và (2) chất. B. (1) lớn và (2) mắt xích. C. (1) nhỏ và (2) mắt xích. D. (1) nhỏ và (2) chất. Hướng dẫn giải: Chọn B. Ví dụ 1.2. Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, được dùng để dệt vải may mặc, dệt bít tất, đan lưới, bện dây cáp, dây dù. Polymer dùng sản xuất tơ nylon-6,6 là A. poly(ethylene terephthalate). B. polycaproamide. C. poly(hexamethylene adipamide). D. polyisoprene. Hướng dẫn giải: Chọn C. Poly(hexamethylene adipamide), được tạo thành bằng phản ứng trùng ngưng giữa hexamethylene diamine và adipic acid. Ví dụ 1.3. Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poly(methyl methacrylate). B. Polyethylene. C. Poly(hexamethylene adipamide). D. Poly(vinyl chloride). Hướng dẫn giải: Chọn C. Ví dụ 1.4. Trong thành phần hoá học của polymer nào sau đây không có nguyên tố oxygen? A. Polyisoprene. B. Poly(methyl methacrylate). C. Polycaproamide. D. Poly(phenol formaldehyde). Hướng dẫn giải: Chọn A. Ví dụ 1.5. Cao su thiên nhiên được lấy từ mủ cao su, có cấu tạo gồm nhiều mắt xích isoprene: