PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP.docx

1 TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954). Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." ( “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” - Hồ Chí Minh). a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nêu lên thiện chí hòa bình và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. b. Đoạn trích đã trình bày chi tiết nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp do Đảng ta đề ra năm 1946. c. Đoạn trích nêu lên quyết tâm chống Pháp và chống Mĩ của quân và dân ta, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ. d. Sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ mưu đồ xâm chiếm nước ta, chúng vẫn quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Câu 2: Bảng tóm tắt một số thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm 1946 - 1950: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu Nội dung chính Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các tỉnh thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Sau 2 tháng đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn, bộ đội ta thu được nhiều vũ khí và ngày càng trưởng thành. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Sau gần một tháng, quân ta đã giải phóng được khu vực Biên giới rộng lớn, mở đường liên lạc với quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông - Tây, làm phá sản kế hoạch Rơ - ve của Pháp. a. Từ năm 1946 – 1950 ta liên tiếp giành được những thắng lợi lớn, đẩy địch vào tình trạng khó khăn, bị động. b. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đã buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ. c. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chọc thủng hành lang Đông - Tây, làm phá sản kế hoạch Rơ - ve của Pháp. d. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là những chiến dịch lớn của quân và dân ta. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau: Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng lao động Việt Nam. Tháng 3/1951 Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập. Tháng 3/1951 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam. b. Tháng 3/1951 đã thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào và Mặt trận Liên Việt. c. Tháng 2/1951 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương là một sự kiện chính trị trọng đại của nước ta. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau: Quân đội nhân dân Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch tiến công và phản công để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ: các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950 - 1951); chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952); Chiến dịch Tây Bắc (1952); chiến dịch Thượng Lào (1953)… a. Các chiến dịch của ta từ năm 1950 – 1953 đều diễn ra trong hoàn cảnh bị động, lúng túng về đường lối. b. Sau chiến dịch Thượng Lào, quân đội ta đã liên tiếp mở chiến dịch Hòa Bình, Chiến dịch Tây Bắc. c. Chiến dịch của ta từ năm 1950 – 1953 diễn ra đều nhằm mục đích giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. d. Đoạn tư liệu trên nói về những chiến dịch của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ 2.
2 Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ ở Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu và tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. a. Cuộc kháng chiến chống Pháp không những có ý nghĩa to lớn đối với trong nước mà còn có ý nghĩa đối với thế giới. b. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. c. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. d. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 6: Bảng tóm tắt một số thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm 1946 - 1950: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu Nội dung chính Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp; có thêm thời gian để di chuyển cơ quan đầu não kháng chiến, cơ sở vật chất…. lên chiến khu; củng có niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên, đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam. Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. a. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. b. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là chiến dịch ta chủ động mở để tấn công, tiêu diệt thực dân Pháp. c. Cả ba thắng lợi trên đều có ý nghĩa lịch sử to lớn, góp phần mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp. d. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên, chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta. Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau: Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với nhân dân Lào và Campuchia, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn bán đảo Đông Dương, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. a. Đoạn trích nêu rõ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là nhờ sự giúp đỡ của Lào và Campuchia. b. Thắng lợi của nhân dân Lào, Việt Nam, Campuchia đã đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn Đông Dương. c. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. d. Đoạn trích nêu lên ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau: “Vậy nhiệm vụ cơ bản của Cách mạng Việt Nam là gì? Là: a. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập. b. Xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân. c. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2001).
3 a. Đoạn trích nêu lên những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. b. Những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là phản đế, phản phong và gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. c. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội được coi là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. d. Đoạn trích đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng, đồng thời đề ra những nhiệm vụ cơ bản cho cách mạng Việt nam. Câu 9: Bảng tóm tắt một số thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm 1946 - 1950: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu Nội dung chính Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Diễn ra từ ngày 19/12/946 đến 17/2/1947 ở các đô thị như Nam Định, Vinh….. đặc biệt ở Hà Nội các trận đánh ác liệt đã diễn ra tại khu vực Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên……. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Diễn ra ngày 10 đến 12/ 12/1947 khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Quân đội Việt Nam chủ động bao vây, tiến công đẩy lùi quân Pháp khỏi một số vị trí quan trọng như chợ Đồn, chợ Rã, Đoan Hùng… Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10/1950 ở khu vực Biên giới Việt – Trung. Quân đội Việt Nam tấn công cứ điểm Đông Khê, mai phục, chặn đánh quân Pháp nhiều nơi trên đường số 4 buộc chúng phải rút chạy. a. Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, quân dân ta đã tấn công Pháp ở Bưu điện Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, Đoan Hùng…. b. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đều do quân ta chủ động mở để tấn công, tiêu diệt địch. c. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đều có tác động lớn đến cục diện của cuộc kháng chiến chống Pháp. d. Những thắng lợi quân sự trên đều gây cho Pháp nhiều khó khăn, làm thất bại các kế hoạch chiến tranh do chúng đề ra. Câu 10: Đọc đoạn tư liệu sau: Sau khi thực dân Pháp và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ký hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). Mặc dù chính phủ Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí hòa bình nhưng thực dân Pháp luôn tìm cách phá hoại những điều đã kí kết, đẩy mạnh xâm lược cả nước ta. a. Hiệp định Sơ bộ được kí kết trước khi thực dân Pháp và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ký hiệp ước Hoa – Pháp. b. Việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) thể hiện thiện chí hòa bình Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Pháp. c. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là hiệp định được Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với Pháp. d. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) là hiệp ước được kí giữa Pháp với Trung Hoa Dân Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm đại diện. Câu 11: Đọc đoạn tư liệu sau: Ở Việt Nam, nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng các quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật đang chờ giải giáp…. Trong khi đó, chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề. a. Đoạn trích trên nói về những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám 1945. b. Sau khi giành được chính quyền, cách mạng Việt Nam gặp nhiều khó khăn như thù trong, giặc ngoài chống phá, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
4 c. Đoạn trích chỉ nêu lên những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945. d. Đoạn trích nêu lên quyết tâm chống thù trong, giặc ngoài của quân và dân ta. Câu 12: Đọc đoạn tư liệu sau: Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. a. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có sự giúp đỡ của Mĩ. b. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh. c. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc Pháp phải rút quân về nước. d. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ 1954. Câu 13: Đọc đoạn tư liệu sau: “….Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…..”. (Trích “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh). a. Đoạn tư liệu nêu rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Việt Nam. b. Tất cả đồng bào hãy đứng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp. c. Đoạn tư liệu đã đề ra phương pháp đấu tranh cho cách mạng Việt Nam. d. Đoạn trích đã nêu lên nội dung của đường lối kháng chiến toàn dân. Câu 14: Đọc đoạn tư liệu sau: “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh” là lời biểu dương trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 27/01/1947 gửi các chiến sĩ Cảm tử quân Thủ đô. Tượng đài “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh” được xây dựng ở trung tâm thủ đô Hà Nội, là một trong những biểu tượng của tinh thần bất khuất, dũng cảm của quân dân Việt Nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. a. Tượng đài “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh” là một trong những biểu tượng của tinh thần bất khuất, dũng cảm của quân dân Hà Nội. b. “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh” là lời biểu dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới các chiến sĩ Cảm tử quân Thủ đô. c. Tượng đài “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh” là một trong những biểu tượng của tinh thần bất khuất, của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. d. Từ lời biểu dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân đã xây dựng tượng đài các chiến sĩ Cảm tử quân tại Thủ đô Hà Nội. Câu 15: Đọc đoạn tư liệu sau: Ngày 2/9/1945 trong khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, quân Pháp đã bất ngờ xả súng vào đồng bào ta. Đêm 22 rạng sáng ngày 23/09/45 thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trước tình hình đó, ngày 23/9/1945, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập. Quân dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu nhằm kìm chân quân Pháp trong các thành phố, thị xã ở phía Nam vĩ tuyến 16. a. Ngày 2/9/1945, quân Pháp đã bất ngờ xả súng vào đồng bào ta, chính thức quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2. b. Đoạn trích chỉ nêu quá trình quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp. c. Quân Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai bắt đầu từ phái Bắc vĩ tuyến 16. d. Quân và dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu chống Pháp ngay từ đầu.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.