PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DEMO G507.pdf

Tích cực hóa giờ học Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 5 thông qua các trò chơi học tập MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP ..........................................2 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................2 1. Lý do chọn biện pháp. ...................................................................................2 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp..........................................3 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện. .........................................5 2.1. Tổ chức trò chơi “Giải mật mã" ..............................................................6 2.2. Tổ chức trò chơi “Đường đua kỳ thú”.....................................................7 2.3. Tổ chức trò chơi “Vượt trạm tìm kho báu" .............................................8 2.4. Tổ chức trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt" ..............................................9 2.5. Tổ chức trò chơi “Giành cờ chiến thắng"..............................................10 2.6. Tổ chức trò chơi “Củ khoai tây nóng hổi" ............................................11 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện. ...................................................11 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................13 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp. .........................................................................................................................13 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn...................................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................14 PHỤ LỤC...........................................................................................................14
2.1. Tổ chức trò chơi “Giải mật mã" Áp dụng: Bài: Luyện tập danh từ, động từ, tính từ trang 10, Tiếng Việt 5, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống Mục tiêu: Củng cố và luyện tập kiến thức về các loại từ này, đồng thời phát triển khả năng tư duy, phối hợp nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Chuẩn bị: Thẻ từ với các danh từ, động từ và tính từ cần thiết cho trò chơi. Cách chơi: Khi trò chơi bắt đầu, tôi chia lớp thành nhiều đội khác nhau, mỗi bàn là 1 đội. Tôi sẽ đưa ra một gợi ý cho từ cần đoán, chẳng hạn như: “Đây là một tính từ” hoặc “Từ này dùng để miêu tả cảm xúc tích cực”. Các đội sẽ lần lượt đoán từng chữ cái có trong từ. Nếu đội đoán đúng chữ cái, giáo viên sẽ viết chữ cái đó vào đúng vị trí trên bảng. Ngược lại, nếu đội đoán sai chữ cái, đội đó sẽ bị trừ một lần đoán sai. Mỗi đội chỉ được phép đoán sai tối đa 3 lần cho mỗi từ. Sau 3 lần đoán sai, đội đó sẽ bị loại khỏi trò chơi. Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi một đội đoán đúng toàn bộ từ hoặc khi tất cả các đội đều bị loại. Đội nào đoán đúng từ đầu tiên sẽ chiến thắng và có thể nhận phần thưởng nhỏ của giáo viên. Ví dụ một số hình ảnh và gợi ý của giáo viên: Đây là một tính từ/Từ này dùng để miêu tả cảm xúc tích cực Đây là một danh từ, chỉ hiện tượng tự nhiên Đây là một động từ. Chúng ta thực hiện nó khi đi học về Đây là một danh từ chỉ người giảng dạy kiến thức bổ ích cho các em khi đến trường * Điểm mới: Điểm mới của trò chơi “Giải mật mã” là thúc đẩy tư duy của học sinh thông qua việc đoán chữ cái để hoàn thành từ. Việc này không chỉ giúp
các em ôn luyện danh từ, động từ và tính từ một cách hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường học tập hấp dẫn, làm tăng sự hứng thú và tích cực trong quá trình học tập của các em. 2.2. Tổ chức trò chơi “Đường đua kỳ thú” Áp dụng: Bài: Đại từ trang 21, Tiếng Việt 5, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống Mục đích: Củng cố kỹ năng giải bài tập với đại từ, tạo hứng thú cho học sinh Chuẩn bị: Một bộ câu hỏi liên quan đến cách sử dụng các đại từ Cách chơi: Trò chơi được chia thành các nhóm nhỏ từ 4-5 học sinh. Tôi chia bảng thành 5 khoảng trống và dán sẵn 10 câu hỏi liên quan đến đại từ. Tại vạch xuất phát, mỗi nhóm sẽ nhận một cây bút. Khi bắt đầu, học sinh đầu tiên của mỗi nhóm sẽ dùng bút đền vào chỗ trống đại từ phù hợp. Sau khi hoàn thành, học sinh này chạy về và chuyền bút cho bạn tiếp theo để bạn đó tiếp tục nhiệm vụ. Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các câu hỏi trên bảng của nhóm được hoàn thành. Nhóm nào hoàn thành tất cả các câu hỏi đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng. Ví dụ một số câu hỏi về đại từ tôi đã sử dụng trong trò chơi: Câu 1: Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ (...) đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức. Câu 2: Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (...) rất tự hào về sản phẩm của mình. Câu 3: “Sách giáo khoa bị bỏ quên trong ngăn bàn, vì thế (...) đã bị mờ đi và bìa cũng rách nát.”
Câu 4: Hôm nay là sinh nhật của Tuấn, (...) đã gửi thiệp mời tôi đến dự bữa tiệc sinh nhật tại nhà. * Điểm mới: Trò chơi “Đường đua kỳ thú” mang đến một điểm đó là tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức đại từ vào các tình huống cụ thể. Qua đó, không chỉ giúp củng cố kiến thức một cách tự nhiên mà còn nâng cao sự tham gia và hứng thú của học sinh. Nhờ đó, các em có thể hiểu sâu hơn về cách sử dụng đại từ và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình trong môi trường học tập năng động. 2.3. Tổ chức trò chơi “Vượt trạm tìm kho báu" Áp dụng: Bài: Luyện tập về kết từ trang 141, Tiếng Việt 5, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống Mục tiêu: Củng cố kiến thức về kết từ và nâng cao khả năng sử dụng chúng trong câu, đồng thời tạo động lực học tập thông qua trò chơi. Chuẩn bị: Câu hỏi về kết từ và các bảng điểm nhỏ cho từng nhóm. Cách chơi: Luật chơi: Tôi sẽ tổ chức trò chơi với 4 trạm câu hỏi được đặt xung quanh lớp học. Mỗi trạm sẽ có 2 học sinh phụ trách và 1 câu hỏi liên quan đến kết từ. Nhóm đưa ra đáp án phù hợp sẽ được cho phép sang trạm kế tiếp. Độ khó của câu hỏi sẽ tăng dần từ trạm 1 đến trạm 4. Nhóm nào hoàn thành tất cả các trạm và về đích trước sẽ là nhóm chiến thắng. Ví dụ một bộ câu hỏi với độ khó tăng dần theo từng trạm mà tôi đã xây dựng như sau: + Trạm 1: Chỉ ra các từ nối được dùng thành cặp trong những câu dưới đây: a. Vì những bức tranh của Bùi Xuân Phái mang hồn cốt của phố cổ Hà Nội nên tranh của ông được gọi là “Phố Phái". b. Mặc dù phim hoạt hình thường hướng tới đối tượng trẻ em, nhưng nhiều người lớn vẫn rất yêu thích loại phim này. + Trạm 2: Chọn kết từ phù hợp cho trước để hoàn thành đoạn văn: cho, của, mà, và Nghị lực phi thường, sự lãng mạn (...) lòng nhân ái đã chắp cánh ở tài năng âm nhạc (...) Mô-da. Di sản (...) ông để lại (...) nhân loại thật là vĩ đại: hơn 600 tác phẩm lớn nhỏ. Đây là một cống hiến vào mức kỉ lục (...) một con người chỉ sống trên đời có 35 năm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.