PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BDHSG9_CHỦ ĐỀ 5_ THẾ GIỚI TỪ 1991 -NAY.docx

1 CHỦ ĐỀ 5. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY A. MỤC TIÊU - Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. - Nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay. - Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. - Giới thiệu dược sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ năm 1991 den nay. - Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN. B. NỘI DUNG I. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay 1 Xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới từ năm 1991 đến nay - Xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh dần được thay thế bằng xu thế đối thoại, hoà hoãn,.... Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, tích cực tham gia liên kết kinh tế trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Hoà bình là xu thế chủ đạo, tuy nhiên, nội chiến, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở một số khu vực - Thế giới bị chi phối bởi hai cực – hai siêu cường: Mỹ và Liên Xô, bị phân chia thành hai hệ thống đối lập, luôn đối đầu lẫn nhau: hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu - Trong sự chuyển biến đó, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm với sự cạnh tranh của các cường quốc như: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga * Vì sao từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực?  - Từ đầu thế kỉ XXI, nhiều quốc gia, khu vực vươn lên cạnh tranh với Mỹ - EU ngày càng lớn mạnh với quá trình liên kết sâu rộng. Nhật Bản đang tìm cách đạt được vị thế chính trị tương xứng. Liên bang Nga – quốc gia kế thừa chủ yếu tiềm lực, địa vị quốc tế của Liên Xô đang phục hồi và trỗi dậy - Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) – từ năm 2010, đã và đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ 2. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay - Tình hình chính trị:  + Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Liên bang Nga bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới. Tháng 12 – 1993, Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống của Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau đó những mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia vẫn âm ỉ kéo dài.  + Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị Liên bang Nga dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao. Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu – Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)..... - Tình hình kinh tế: 
2 + Thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường qua hai giai đoạn. + Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, hàng không - vũ trụ... vẫn là những ngành mũi nhọn của kinh tế Liên bang Nga 3. Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay - Tình hình chính trị:  + Duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa + Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối là lãnh đạo thế giới + Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất để thúc đẩy việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực. - Tình hình kinh tế: + Có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng + Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính  II. Châu Á từ năm 1991 đến nay 1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay a. Nhật Bản - Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái và tăng trưởng yếu ớt - Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới - Là quốc gia có chất lượng cuộc sống cao với hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe đảm bảo và toàn diện. - Là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới  * Nhận xét Từ năm 1991 đến năm 2010, Nhật Bản có sự tăng trưởng kinh tế liên tục, tuy nhiên đến năm 2021 tốc độ tăng trưởng đã có sự suy giảm  b. Hàn Quốc - Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới và là một trong bốn “con rồng" châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại - Hàn Quốc đã có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao. - Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới, thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng - Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao c. Trung Quốc - Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa
3 - Từ 1991 – 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới  - Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn. Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh - Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh - Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu – nghèo vẫn cao 2. Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay a. Quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay. - Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN. - Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7/1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN. Tháng 4/1999, Campuchia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN - Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh b. Sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN. - Sự thành lập: Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN xuất hiện khi các nhà lãnh đạo thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2020”. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập - Mục tiêu: xây dựng tổ chức trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân - Trụ cột chính:  + Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị – an ninh ASEAN lên tầm cao mới + Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu + Cộng đồng văn hoá – xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung - Ý nghĩa: là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.  C. ÔN TẬP 1. Nhận biết và thông hiểu Câu 1. Nêu xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay. Hướng dẫn trả lời Thứ nhất, các nước điều chỉnh chiến lược, lấy hợp tác phát triển kinh tế làm trọng tâm. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, thay thế cho chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.
4 Thứ hai, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng, tránh xung đột. Quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga,... luôn tồn tại song song các mặt hợp tác và cạnh tranh, tiếp xúc và kiềm chế, mâu thuẫn và đồng thuận.... Thứ ba, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Xu thế này được biểu hiện thông qua sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực,... Thứ tư, những cuộc xung đột cục bộ, nội chiến, bất ổn,... vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là ở bán đảo Ban-căng, khu vực Trung Đông, một số nước châu Phi, xung đột Nga – U-crai-na,... Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu từ năm 2001 đến nay do Mỹ phát động tiếp tục gây ra những bất ổn tiềm tàng đối với thế giới. Câu 2. Nêu những nét chính về sự hình thành trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay? Hướng dẫn trả lời Tháng 12-1991, Liên Xô tan rã, trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Những biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá, đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới. Trong thập niên cuối thế kỉ XX, Mỹ có tham vọng trở thành siêu cường duy nhất, xác lập và duy trì trật tự đơn cực, một mình lãnh đạo thế giới. Mỹ đưa ra chính sách “Từ ngăn chặn đến lãnh đạo toàn cầu”, áp đặt “giá trị Mỹ”, “mô hình phát triển kiểu Mỹ”,... đối với thế giới. Đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga,... làm thất bại tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Mỹ. Các nước Tây Âu, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, hình thành trật tự thế giới đa cực. Câu 3. Đêm ngày 25-12-1991, M. Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, Liên Xô tan rã, Trật tự hai cực l-an-ta sụp đổ. Tình trạng đối đầu căng thẳng trên thế giới được thay thế bằng những xu hướng mới. Vậy từ năm 1991 đến nay, thế giới phát triển theo những xu hướng nào? Trật tự thế giới mới được hình thành ra sao? Hướng dẫn trả lời - Từ năm 1991 đến nay, thế giới phát triển theo những xu hướng: + Thứ nhất, các nước điều chỉnh chiến lược, lấy hợp tác phát triển kinh tế làm trọng tâm. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, thay thế cho chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh. + Thứ hai, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng, tránh xung đột. Quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga,... luôn tồn tại song song các mặt hợp tác và cạnh tranh, tiếp xúc và kiềm chế, mâu thuẫn và đồng thuận.... + Thứ ba, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Xu thế này được biểu hiện thông qua sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.