PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Kỷ yếu hội thảo quốc tế ASEAN - powerpoint.pdf

1
1 LỜI MỞ ĐẦU Với lịch sử phát triển hơn 50 năm, cộng đồng các quốc gia ASEAN ngày càng khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của mình với khu vực và thế giới. Trong giai đoạn bản lề chuyển giao giữa “Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025” sang “Tầm nhìn Cộng đồng 2045”, các quốc gia thành viên hướng tới một ASEAN kết nối chặt chẽ hơn với các định hướng thúc đẩy phục hồi và kết nối các nền kinh tế, chú trọng phát triển bền vững và bao trùm, đẩy mạnh chuyển đổi số, củng cố năng lực hệ thống y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực... Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cơ sở nền tảng thuận lợi để các quốc gia thành viên có thể thực hiện và tăng cường sự kết nối chặt chẽ với nhau là một khung pháp lý chung, hài hòa giữa các quốc gia. Do vậy, hoạt động hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia thành viên ASEAN đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của khối cộng đồng chung. Nhằm tạo diễn đàn khoa học để các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các học giả có thể trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia thành viên ASEAN, Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “HÀI HÒA HOÁ PHÁP LUẬT GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ BỀN VỮNG”. Chúng tôi hân hoan chào đón các học giả, các nhà nghiên cứu đến từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu lớn của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Singapore (NUS, SMU), Vương quốc Bỉ, Lào, Ấn Độ, Indonesia, Uzbekistan...; Đại diện các cơ quan Tổng Lãnh sự của một số nước tại Tp.HCM; Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Các Giáo sư, tiến sỹ, nhà nghiên cứu đến từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tại Việt Nam: Trường Đại học Luật Tp.HCM, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Kinh tế Luật, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, Trường Đại học Mở Tp.HCM...; Đại diện môt số cơ quan: Đoàn đại biểu Quốc hội, Toà án Nhân dân, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á...;- Giảng viên khoa Luật Quốc tế, giảng viên các Khoa thuộc trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên có quan tâm... đã tham gia và chia sẻ kiến thức tại hội thảo! Kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công và có thật nhiều trải nghiệm thú vị, ý nghĩa tại Thành phố Hồ Chí Minh! Kính chúc hội thảo thành công tốt đẹp! BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
2 CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO QUỐC TẾ HÀI HOÀ HOÁ PHÁP LUẬT GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ BỀN VỮNG Thời gian: 7:30 ngày 10 tháng 7 năm 2024 Địa điểm: Hội trường A1002, Trường Đại học Luật TP.HCM, 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hình thức: trực tiếp và online qua Zoom Meeting 7:30 – 8:00 Tiếp đón khách mời 8:00 – 8:30 Khai mạc - Phát biểu khai mạc của Đại diện trường Đại học Luật TP.HCM - Tặng hoa và thư cảm ơn cho Nhà tài trợ 8:30 – 9:45 Phiên thứ nhất: Hài hoà hoá pháp luật trong ASEAN: cơ hội và thách thức Chủ tọa - PGS.TS. Trần Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - GS.TS. Võ Khánh Vinh, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội - TS. Narender Nagarwal, Trường Đại học New Dehli, Ấn Độ Bài tham luận 1 Các yếu tố rào cản đối với tiến trình hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng ASEAN - ThS. Trần Ngọc Hà, Giảng viên Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Bài tham luận 2 Luật so sánh và tiến trình hài hoà hoá pháp luật trong Cộng đồng ASEAN - ThS., Trần Thị Ngọc Hà, Giảng viên Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Bài tham luận 3 Thể chế Khu vực Xanh: Hài hòa hóa các chuẩn mực thương mại bền vững mới
3 - GS.TS. Pasha L. Hsieh, Trường Luật Yong Pung How, Trường Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University) Thảo luận 9:45 – 10:00 Giải lao 10:00 – 11:30 Phiên thứ hai: Định vị tương lai cho một ASEAN thống nhất trong đa dạng Chủ tọa - PGS.TS. Trần Thị Thuỳ Dương, Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam - GS.TS. Mai Hồng Quỳ, Trường Đại học Sài Gòn - GS.TS. Pasha L. Hsieh, Trường Luật Yong Pung How, Trường Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University) Bài tham luận 1 An ninh hạt nhân ở ASEAN: Từ các nguyên lý học thuyết đến thực thi trên thực tế - GS.TS. Joseph Tanega, Trường Đại học Tự do Brussels (Vrije Universiteit Brussel), Vương Quốc Bỉ Bài tham luận 2 Hài hoà hoá pháp luật về đầu tư hướng đến nền tảng pháp lý chung trong khuôn khổ ASEAN - TS. Nguyễn Quỳnh Anh, Trưởng Bộ môn Luật ASEAN và các Liên kết quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Bài tham luận 3 Đánh giá khả năng hài hoà hoá pháp luật của các quốc gia ASEAN trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế - ThS. Phùng Hồng Thanh, Giảng viên Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Thảo luận Nghỉ trưa 13:30 – 16:00 Phiên thứ ba: Phát triển bền vững trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể trong ASEAN và các quốc gia thành viên Chủ tọa - GS.TS. Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh - TS. Phan Hoài Nam, Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh - GS.TS. Joseph Tanega, Trường Đại học Tự do Brussels (Vrije Universiteit Brussel), Vương Quốc Bỉ

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.