PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 4 - GK1 LÝ 12 - FORM 2025 - TA1 - HS.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 4 – TA1 (Đề thi có … trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………………..……. Lớp: …………………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Câu 1. Khi nói về cấu tạo chất, phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhiệt độ của vật càng thấp thì phân tử chuyển động càng nhanh. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. C. Các nguyên tử, phân tử có lực hút và lực đẩy gọi là lực liên kết phân tử. D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. Câu 2. Trong các chất sau, chất nào có khoảng cách giữa các phân tử nhỏ nhất? A. Sắt. B. Nước tinh khiết. C. Khí oxi. D. Rượu. Câu 3. Tại sao chất lỏng có thể chảy thành dòng được còn chất rắn thì không? A. Vì phân tử của chất lỏng chuyển động chậm hơn phân tử chất rắn. B. Vì phân tử của chất lỏng chuyển động tự do hơn phân tử chất rắn. C. Vì chất lỏng có thể hòa tan được nhiều chất hơn chất rắn. D. Vì chất lỏng thường có màu sắc trong suốt hơn chất rắn. Câu 4. Số chỉ của nhiệt kế dưới đây là A. 13 0 C. B. 16 0 C. C. 20 0 C. D. 10 0 C. Câu 5. Theo thang nhiệt độ Celsius, từ nhiệt độ đông đặc đến nhiệt độ sôi của nước được chia thành A. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 C. B. 10 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1K. C. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 F. D. 10 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 C. Câu 6. Nội năng của vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và thể tích của vật. B. khối lượng và nhiệt độ của vật. C. khối lượng và thể tích của vật. D. khối lượng của vật.
Câu 7. Cung cấp cho vật một công là 200 J nhưng nhiệt lượng của vật bị thất thoát ra môi trường bên ngoài là 120 J. Nội năng của vật A. tăng 80 J. B. giảm 80 J. C. tăng 320 J. D. giảm 320 J. Câu 8. Nhiệt dung riêng có đơn vị đo là A. K. B. J. C. J/kgK. D. Jkg/K. Câu 9. Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì A. khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng. B. khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì. C. hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau. D. không khẳng định được đồng hay chì cần nhiều nhiệt lượng hơn. Câu 10. Khối đồng có khối lượng 2 kg nhận nhiệt lượng 7600 J thì tăng thêm 10°C. Nhiệt dung riêng của đồng là A. 380 J/kg.K.          B. 2500 J/kg.K.         C. 4200 J/kg.K.          D. 130 J/kg.K. Câu 11. Một học sinh, sau khi biết đến thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hao thành nhiệt để làm ấm nước, cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của 300 g nước 20 °C đến 95 °C? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K). A. 94500 J. B. 25000 J. C. 3400 J. D. 1700 J. Câu 12. Gọi Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật có khối lượng m để làm vật nóng chảy hoàn toàn vật ở nhiệt độ nóng chảy mà không thay đổi nhiệt độ của vật. Thì nhiệt nóng chảy riêng  của chất đó được tính theo công thức A.  = Q.m. B.  = Q + m. C.  = Q – m. D.  = Q/m. Câu 13. Cho bảng số liệu sau : Chất Nước Sắt Đồng Chì Nhiệt độ nóng chảy ( o C) 0 1535 1084 327 Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg) 3,34.10 5 2,77.10 5 1,80.10 5 0,25.10 5 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Cần nhiệt lượng 3,34.10 5 J để làm nóng chảy nước đá. B. Sắt có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất nên nhiệt nóng chảy riêng của nó lớn nhất. C. Cần nhiệt lượng 1,8.10 5 J để làm nóng chảy 1kg đồng. D. Cần nhiệt lượng 0,25.10 5 J để làm nóng chảy hoàn toàn 1kg chì ở 327 o C. Câu 14. Nhiệt hóa hơi riêng là nhiệt lượng cần A. để làm cho một kilogam chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt xác định. B. cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. C. cung cấp cho một lượng chất rắn hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. D. để làm cho một kilogam chất rắn đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
Câu 15. Có 4,0 kg nước ở nhiệt độ sôi và có nhiệt hóa hơi riêng là 2,26.10 6 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để 1 2 lượng nước trên bị hóa hơi hoàn toàn là A. 7,84.10 6 J. B. 4,25.10 5 J. C. 4,52.10 6 J. D. 3,15.10 6 J. Câu 16. Dùng một ấm điện có công suất không đổi để cung cấp năng lượng 160 kJ cho 500 g chất lỏng trong thời gian 800 s. Đồ thị hình bên biễu diễn nhiệt độ của chất lỏng theo thời gian. Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng là A. 2,55.10 5 J/kg. B. 4,7.10 4 J/kg. C. 1,94.10 5 J/kg. D. 7,8.10 4 J/kg. Câu 17. Hình bên dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi được đun nóng và để nguội. Thời gian xảy ra sự sôi là A. 2 phút. B. 4 phút. C. 6 phút. D. 8 phút. Câu 18. Để đo nhiệt dung riêng của một chất lỏng, đại lượng nào sau đây không cần thiết phải đo? A. Khối lượng chất lỏng. B. Nhiệt dung riêng của nhiệt kế. C. Độ tăng nhiệt độ của chất lỏng. D. Nhiệt lượng cung cấp cho chất lỏng. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.
- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1. Khi tiến hành đun một khối nước đá, một học sinh ghi lại được đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian (từ lúc bắt đầu đun t = 0) như hình bên. Nội dung Đúng Sai a Đồ thị hình bên mô tả quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể khí của chất. b Trên đoạn OA, khối nước đá không tăng nhiệt độ vì vậy nó không nhận nhiệt lượng từ nguồn nhiệt đun nước. c Trên đoạn AB, xảy ra quá trình tan chảy của nước đá. d Trên đoạn BC là giai đoạn nước đang sôi. Câu 2. Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V - 1000 W. Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 200 V để đun sôi 2 lít nước từ nhệt độ 028C . Biết hiệu suất của ấm là 90 %; nhiệt độ sôi của nước là 100 0 C; nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 . Nội dung Đúng Sai a Ý nghĩa số 220 V cho biết hiệu điện định mức của ấm điện (hiệu điện thế để ấm hoạt động bình thường). b Nhiệt lượng thu vào của 2 lít nước là 601920 J. c Nhiệt lượng toả ra là nhiệt lượng của nước. d Thời gian đun sôi nước xấp xỉ bằng 601,92 s. Câu 3. Một khối khí trong một xi lanh hình trụ đặt thẳng đứng và được đậy kín bởi một pít tông. Truyền cho khối khí trong xi lanh nhiệt lượng 100 J thì khí dãn ra làm thể tích tăng thêm 0,5 lít, trong quá trình này áp suất của khí trong xi lanh không đổi và bằng 1,2.10 5 Pa. Cho áp suất khí quyển là 10 5 Pa, bỏ qua khối lượng của pít tông. Nội dung Đúng Sai a Áp suất của pít tông lên chất khí là 10 5 Pa . b Lấy g =10m/s 2 . Biết pít tông có tiết diện 10 cm 2 . Khối lượng của pít tông là 2kg. c Công chất khí trong xi lanh thực hiện là 120J . d Nội năng của khí trong tăng lên 40J.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.