Content text ĐỀ 1-2. File lời giải chi tiết (Giáo viên).pdf
ĐỀ SỐ 1 ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2024 Hà Nội, 03/2024 ĐỀ THI THAM KHẢO TLCST4271 Năm 2024
I. Giới thiệu Tên kỳ thi: Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (High-school Student Assessment, HSA) Mục đích kỳ thi HSA: - Đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; - Định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng năng lực cá nhân; - Cung cấp thông tin, dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh đại học, đào tạo nghề. (Ghi chú: Mặc dù có 3 mục tiêu nhưng học sinh tham dự kỳ thi này vẫn chủ yếu với mục đích là dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường, các ngành đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội và một số trường đại học bên ngoài) Hình thức thi, Lịch thi Kỳ thi HSA là bài thi trên máy tính, được tổ chức thành 8 đợt thi hàng năm, đợt một vào tháng 3 và đợt cuối vào tháng 6 II. Nội dung đề thi Cấu trúc chung của đề thi Lĩnh vực Câu hỏi Thời gian (phút) Điểm tối đa Phần 1: Tư duy định lượng Toán 50 75 50 Phần 2: Tư duy định tính Ngữ văn - Ngôn ngữ 50 60 50 Phần 3: Khoa học Tự nhiên - Xã hội 50 60 50 Nội dung trong đề thi Phần thi Lĩnh vực kiến thức Mục tiêu đánh giá Số câu, Dạng câu, tỉ lệ dễ - khó Lớp Phần 1 Tư duy định lượng Toán học (75 phút) Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp. Thông qua lĩnh vực Toán học, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian. 35 câu trắc nghiệm và 15 câu điền số 20% cấp độ 1 60% cấp độ 2 20% cấp độ 3 Lớp 12: 70% Lớp 11: 20% Lớp 10: 10% Phần 2 Tư duy định tính Ngữ văn - Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng – Thông qua lĩnh vực Ngữ văn - Ngôn ngữ, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic, tư 50 câu trắc nghiệm 20% cấp độ 1 Lớp 12: 70% Lớp 11: 20%
Ngôn ngữ (60 phút) ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v. duy ngôn ngữ tiếng Việt. 60% cấp độ 2 20% cấp độ 3 Lớp 10: 10% Phần 3 Khoa học Tự nhiên - Xã hội (60 phút) Vật Lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, hạt nhân nguyên tử, Lượng tử ánh sáng... Thông qua lĩnh vực Khoa học tự nhiên, xã hội: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý đánh giá năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học: khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội; khả năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử thông qua lĩnh vực Lịch sử; Khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; Khả năng nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học. Mỗi môn có: 9 câu trắc nghiệm và 1 câu điền số 20% cấp độ 1 60% cấp độ 2 20% cấp độ 3 Lớp 12: 70% Lớp 11: 30% Lớp 10: 0% Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ... Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa.... Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại ... Mỗi môn có 10 câu đều là trắc nghiệm 20% cấp độ 1 60% cấp độ 2 20% cấp độ 3 Địa lý và Giáo dục Công dân: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế. 3. Hướng dẫn Bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) hướng tới đánh giá toàn diện năng lực học sinh trung học phổ thông (THPT). Bài thi ĐGNL học sinh THPT gồm 03 phần. Các câu hỏi của bài thi được đánh số lần lượt từ 1 đến 150 gồm 132 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn từ các đáp án A, B, C hoặc D và 18 câu hỏi điền đáp án. Trường hợp bài thi có thêm câu hỏi thử nghiệm thì số câu hỏi không vượt quá 155 câu. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có một đáp án duy nhất được lựa chọn từ các đáp án A, B, C hoặc D cho trước. Thí sinh chọn đáp án bằng cách nhấp chuột trái máy tính vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ tự động ghi nhận và hiển thị thành ô tròn màu đen (●). Trường hợp bạn chọn câu trả lời lần thứ nhất và muốn chọn lại câu trả lời thì đưa con trỏ chuột máy tính đến đáp án mới và nhấp chuột trái. Ô tròn màu đen mới (●) sẽ được ghi nhận và ô tròn cũ sẽ trở lại trạng thái ban đầu (○). Đối với các câu hỏi điền đáp án, thí sinh nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm hoặc phân số tối giản (không nhập đơn vị vào đáp án). Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm. Hãy thận trọng trước khi lựa chọn đáp án của mình. 4. Tiến trình làm bài thi trên máy tính
Khi BẮT ĐẦU làm bài, màn hình máy tính sẽ hiển thị phần thi thứ nhất: Phần 1: Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút) Thí sinh làm lần lượt các câu hỏi. Nếu bạn kết thúc phần 1 trước thời gian quy định. Bạn có thể chuyển sang phần thi thứ hai. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ hai. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi. Phần 2: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút) Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ nhất. Nếu bạn kết thúc phần 2 trước thời gian quy định, bạn có thể chuyển sang phần thi thứ ba. Khi hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ ba. Phần 3: Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút) Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ hai cho đến câu hỏi cuối cùng. Nếu bạn kết thúc phần 3 trước thời gian quy định, bạn có thể bấm NỘP BÀI để hoàn thành bài thi sớm. Khi hết thời gian theo quy định, máy tính sẽ tự động NỘP BÀI. Khi KẾT THÚC bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của bạn. ------***------