PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung _ - Nguyễn Duy Chính.pdf

Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ? Nguyễn Duy Chính Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Mục lục Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ?
Nguyễn Duy Chính Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ? vài lời tâm huyết của dịch giả Nguyễn Duy Chính Vài chục năm trước đây, những ai không mê truyện chưởng được coi như hiếm có và có lẽ thế hệ của tôi ? những người trên dưới năm mươi tuổi ? đều biết đến những truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Khoảng 1964, một người anh họ ở trọ nhà tôi để đi học, vì nhà tôi chỉ cách trường Bách Khoa Phú Thọ một quãng ngắn. Mỗi buổi chiều chúng tôi thường hay đi lên phố Tàu để ăn một chén chè hay uống một ly nước mía. Tuy nhiên, trước khi đi, bao giờ anh ấy cũng dừng chân nơi sạp báo đầu đường để mua một tờ báo, hình như tờ Tiếng Chuông thì phải. Mục đầu tiên anh giở ra không phải là những tin tức ở trang ngoài mà là một truyện đăng tải liên tục ở trang hai, truyện Anh Hùng Xạ Điêu, mà thuở ấy tôi nhớ là đang đến chương "Âu Dương công tử bị đá đè". Những hôm không tiền, anh cũng cố cười cầu tài nháy nhó với anh bán báo để khi được gật đầu thì lôi tờ báo, mở ra đọc truyện rồi nhẹ nhàng gập và để lại, cố sao cho khỏi nhàu ngõ hầu không mích lòng ?ân nhân?. Có lần tôi hỏi: - Truyện đó có gì mà anh mê thế? Anh trả lời: - Mày còn bé chưa biết chứ truyện này hay lắm. Ai đọc cũng mê. Tôi không tin nhưng quả thật, chỉ vài năm sau tôi cũng bị vướng vào cái vòng ?nghiện? Kim Dung mà khởi đầu là truyện Cô Gái Đồ Long do Từ Khánh Phụng dịch. Sau bộ này là những bộ khác liên tục mà nhiều tác giả dịch theo những đoạn đăng tải trên báo Hongkong theo đường bay về Saigon hàng ngày. Cơn sốt đó đã kéo dài và khi Kim Dung tuyên bố không viết tiếp nữa
sau bộ Lộc Đỉnh Ký, nhiều người cảm thấy mất mát và trống vắng thiếu hẳn một món ăn tinh thần trong cuộc đời. Truyện Kim Dung đã trở thành một đề tài phổ thông và hấp dẫn, mặc dù nhiều học giả coi đó là những truyện rẻ tiền, không đáng mất thì giờ. Tuy nhiên, bên cạnh một số khuyết điểm không tránh khỏi của những truyện dài viết theo lối feuilleton, ai ai cũng phải công nhận là Kim Dung có tài kể chuyện và những bộ tiểu thuyết của ông luôn luôn ly kỳ, khó đoán trước. Mỗi bộ có những nét đặc sắc riêng mà những tác giả khác không có được. Ngoài ra, tiểu thuyết của ông cũng chứa đựng nhiều tài liệu dựa trên những nghiên cứu lịch sử, văn hóa có tầm vóc, và rải rác trong những cuốn tiểu thuyết, người ta có thể tích lũy một số kiến thức đáng kể về y học, võ thuật, sinh hoạt, xã hội, lịch sử, địa lý, nhân văn ... không kiếm thấy trong những pho tiểu thuyết khác. Mặc dù không hiếm những chi tiết ông đặt ra để câu chuyện thêm phần thú vị, hoặc những thay đổi cho phù hợp với tình tiết, Kim Dung đã gói ghém gần như một bộ bách khoa toàn thư trong ba mươi sáu cuốn sách, bao gồm mười bốn truyện của ông. Truyện Kim Dung cũng trở thành một niềm an ủi lớn cho những ai đã từng ở trong tù Cộng Sản, và những anh em nào có trí nhớ tốt, có tài kể chuyện đều biết cách khai thác cái sở trường của mình để làm giảm bớt cái nỗi cô đơn của cảnh cá chậu chim lồng, sưởi ấm cho nhau thoát ra cái thực tế chua chát trong một ít phút giây, hay đổi lấy một số đặc quyền từ bạn đồng cảnh. Tuy nhiên, những ai có đầu óc phân tích đều cảm thấy nhiều chi tiết Kim Dung viết thiếu hợp tình, hợp lý. Những điểm bất toàn đó tuy không làm hư hại toàn bộ tác phẩm nhưng cũng như một hòn sỏi nhỏ trong giày, lâu lâu cũng làm chúng ta thắc mắc. Có lẽ ý thức được những khuyết điểm mình mắc phải trong suốt hai mươi năm cầm bút, Kim Dung đã ngừng lại khi độc giả đang coi ông như một Thái Sơn, Bắc Đẩu của tiểu thuyết kiếm hiệp, và giành mười năm để san định lại những gì ông đã viết.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.