Content text ĐỀ 8 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).pdf
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 8 – TTH2 (Đề thi có...trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Biển cảnh báo này cho biết cảnh báo A. chất độc sức khỏe. B. tia laser. C. có chất phóng xạ. D. nguy hiểm về điện. Câu 2. Khi đo quãng đường di chuyển của vật m, kết quả thu được là s = 120 ± 0,25 cm. Con số 0,25 cm được gọi là A. giá trị trung bình của quãng đường. B. sai số tuyệt đối của quãng đường. C. sai số tỉ đối của quãng đường. D. sai số ngẫu nhiên của quãng đường. Câu 3. Sáng Chủ nhật được nghỉ học, bạn Mai đi từ nhà đến cửa hàng tạp hoá cách nhà 300 m, sau đó đến công viên cách cửa hàng tạp hoá 200 m và trở về nhà. Độ dịch chuyển của bạn trong cả chu trình trên là A. 1 000 m. B. 600 m. C. 500 m. D. 0. Câu 4. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều A. có hướng và độ lớn không đổi. C. có hướng không đổi và độ lớn thay đổi. B. có hướng và độ lớn thay đổi. D. có hướng thay đổi và độ lớn không đổi. Câu 5. Một vật chuyển động thẳng biến đổi có phương trình độ dịch chuyển xác định như sau: d = 3t + t2 (m). Trong đó t tính bằng giây. Vật đang chuyển động A. nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2 . B. chậm dần đều với gia tốc 2 m/s2 . C. chậm dần đều với gia tốc 1 m/s2 . D. nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2 . Câu 6. Tại cùng một vị trí xác định gần mặt đất thả rơi tự do hai vật khối lượng khác nhau thì A. vận tốc của hai vật giữ không đổi. B. vận tốc của vật nặng tăng nhanh hơn vật nhẹ. C. vận tốc của hai vật tăng đều như nhau. D. vận tốc của vật nặng tặng chậm hơn vật nhẹ. Câu 7. Vật m được thả rơi tự do từ độ cao h = 180 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2 . Tốc của vật trước khi chạm đất là A. 6 m/s. B. 18 m/s. C. 60 m/s. D. 180 m/s. Câu 8. Từ tầng 4 khu nhà lớp học có độ cao h so với mặt đất, bạn học sinh ném một quả bàng theo phương ngang với tốc độ ban đầu v0. Bỏ qua sức cản của không khí. Qũy đạo chuyển động của quả bàng là một nhánh của A. đường parabol. B. đường hypebol. C. đường tròn. D. đường elip. Câu 9. Từ mặt đất ném xiên lên vật m với vận tốc ban đầu 40 m/s theo hướng hợp với mặt phẳng ngang góc 300 . Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2 . Thời gian từ lúc ném đến khi đạt độ cao cực đại và độ cao cực đại của vật so với mặt đất là A. 1 s và 5 m. B. 2 s và 20 m. C. 3 s và 45 m. D. 4 s và 80 m.
Câu 10. Hai lực cân bằng không thể A. cùng đặt vào hai vật khác nhau. B. cùng phương với nhau. C. có chiều ngược nhau. D. có độ lớn bằng nhau. Câu 11. Hợp lực của hai lực đồng quy F1 = F2 = 4 (N) hợp với nhau góc 600 có giá trị là A. 4 N. B. 4 2 N. C. 4 3 N. D. 8 N. Câu 12. Một vật đang chuyển động nhanh dần đều, nếu đột nhiên không còn lực nào tác dụng vào vật thì vật sẽ A. tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. B. tiếp tục chuyển động thẳng chậm dần đều. C. đột ngột dừng lại ngay. D. tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 13. Chất điểm có khối lượng m = 1 kg được kéo trượt ngang trên mặt sàn phẳng nằm ngang bằng lực F = 3 N. Gia tốc của vật là đạt được là 2 m/s2 . Lấy g = 10 m/s2 . Hệ số ma sát của vật với mặt sàn là A. 0, 4. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,1. Câu 14. Hai lực trực đối là hai lực có cùng giá, cùng độ lớn A. ngược chiều và đặt vào cùng một vật. B. cùng chiều và đặt vào cùng một vật. C. ngược chiều và đặt vào hai vật khác nhau. D. cùng chiều và đặt vào hai vật khác nhau. Câu 15. Khối lượng của một vật A. là đại lượng vectơ. B. là đại lượng vô hướng có thể âm, hoặc dương. C. có tính cộng được. D. thay đổi theo độ cao và vị trí địa lý nơi đặt vật. Câu 16. Chọn phát biểu sai khi nói về đặc điểm của lực cản tác dụng lên vật khi vật chuyển động trong môi trường chất lưu. A. phụ thuộc vào khối lượng của vật. B. phụ thuộc vào hình dạng của vật. C. ngược chiều chuyển động của vật. D. phụ thuộc vào kích thước của vật. Câu 17. Lực đẩy Archimedes có A. hướng thẳng đứng xuống dưới. B. độ lớn bằng trọng lượng của vật. C. hướng thẳng đứng lên trên. D. độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật. Câu 18. Moment lực của một lực đối với trục quay bằng bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 8 N và cánh tay đòn là 2 m? A. 4 N/m. B. 16 N/m. C. 4 N.m. D. 16 N.m. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Theo truyền thuyết thời nhà Lý, Đô thống thượng tướng Lê Phụng Hiểu vì có nhiều công lao cho triều đình, đã được Vua ban thưởng phong tước hầu, nhưng ông không nhận. Ông chỉ xin được đứng trên sườn núi Băng Sơn ném thanh dao của mình ra xa, dao rơi đến đâu xin được nhận đất công thành đất sản nghiệp bản thân tới đó. Điều kỳ lạ xảy ra khi vị tướng già ném dao, thanh dao đã bay đi rất
xa, kết quả đo được cả ngàn mẫu đất. Vậy giả sử như Lê Phụng Hiểu đứng từ độ cao h0 = 125 (m) ném con dao quý, xem như ném ngang với vận tốc ban đầu v0 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 (m/s2 ). a) Thanh dao sẽ đồng thời chuyển động thẳng đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. b) Thời gian bay của thanh dao là 5 giây. c) Nếu tầm bay xa đạt được là 150 mét, thì tốc độ ban đầu của thanh dao khi ông ném là v0 = 108 km/h. d) Quãng đường dao bay được trong một giây cuối là 45 mét. Câu 2. Xét chuyển động của một vật. a) Nếu vật chuyển động thẳng thì độ lớn độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được. b) Nếu vật chuyển động thẳng chậm dần thì gia tốc nhận giá trị âm. c) Nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần thì gia tốc cùng dấu với vận tốc. d) Nếu vật chuyển động rơi tự do thì gia tốc tăng đều theo thời gian. Câu 3. Căn cứ kiến thức về động lực học hãy xác định đúng, sai cho các kết luận sau: a) Nếu một vật đang chuyển động mà bỗng nhiên hợp lực tác dụng vào vật bằng không thì vật sẽ chuyển động chậm dần và dừng lại. b) Lực tác dụng vào vật luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật. c) Nếu chỉ có một lực tác dụng vào vật thì vận tốc của vật sẽ thay đổi. d) Phản lực của mặt sàn tác dụng vào vật là lực trực đối của trọng lực của vật. Câu 4. Vật m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc 300 so với phương ngang và dài 10 m. S1 Sau khi đến chân mặt phẳng nghiêng thì tiếp tục trượt thêm đoạn S2 trên mặt phẳng ngang theo quán tính rồi dừng lại. Lấy g = 10 m/s 2 . Bỏ qua msát với mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động. a) Gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng là a1 = 5 m/s2 . b) Vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng là v1 = 5 m/s. c) Gia tốc của vật trên mặt phẳng ngang là a2 = -1 m/s2 . d) Quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang là s2 = 12,5 m. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Quy ước kết quả của bài toán nếu là số lẽ sẽ làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Câu 1. Vật m = 200 g chịu tác dụng của hợp lực F = 0,05 N thì gia tốc của vật có độ lớn là bao nhiêu m/s2? Đáp án: Câu 2. Thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do. Nếu quãng đường vật rơi là 80 ± 0,5 cm và thời gian rơi là 4,03 ± 0,01(s). Gia tốc rơi tự do có giá trị trung bình bằng bao nhiêu m/s2? Đáp án: Câu 3. Từ mặt đất ném vật m với vận tốc ban đầu 20 m/s xiên lên góc 300 . Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s 2 . Tầm bay xa của vật là bao nhiêu mét? Đáp án: Câu 4. Một vật được ném xiên từ mặt đất phẳng nằm ngang lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 600 . Cho g = 10 m/s2 , coi sức cản không khí không đáng kể. Tầm bay xa của vật là bao nhiêu mét? Đáp án:
Câu 5. Một quả cầu nhỏ có khối lượng riêng 650 kg/m3 thả trong một bể đựng nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3 . Tỷ số giữa thể tích phần nổi so với thể tích cả vật bằng bao nhiêu? Đáp án: Câu 6. Moment lực của một lực F = 4 N đối với trục quay bằng 7 N.m. Cánh tay đòn của lực tính theo đơn vị mét là bao nhiêu? Đáp án: