Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA - HS.docx
BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hoá thạch? A. Hoá thạch là dấu vết của các sinh vật cổ đại được bảo tồn trong các lớp đất đá, hổ phách hoặc các lớp băng tuyết. B. Hoá thạch là dấu tích của các sinh vật để lại trong các lớp địa chất của vỏ Trái Đất, xác sinh vật hoá đá hoặc được bảo tồn trong các điều kiện đặc biệt. C. Hoá thạch là xác sinh vật đã được chôn nhiều năm trong các lớp đất đá. D. Hoá thạch là tàn tích như xương, xác sinh vật trong hổ phách, trong băng tuyết hay dấu vết của sinh vật trong các lớp đất đá. Câu 2. Những ví dụ nào dưới đây không phải là bằng chứng tiến hóa? A. Dấu chân người nguyên thủy cách đây 23.000 năm. B. Người và tinh tinh giống nhau 90% nucleotide. C. Các cá thể cùng loài có kiểu hình khác nhau. D. Cánh tay người, cánh dơi, vây cá voi. Câu 3. Để xác định tuổi hóa thạch người ta dùng phương pháp A. quan sát hình thái bên ngoài hóa thạch. B. quan sát hình thái bên trong của hóa thạch. C. dựa vào vị trí tìm được hoá thạch. D. dựa vào lượng đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch. Câu 4. Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa? A. Ruột non. B. Xương cùng. C. Dạ dày. D. Ruột già. Câu 5. Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa? A. Phổi. B. Gan. C. Dạ dày. D. Răng khôn. Câu 6. Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa? A. Ruột non. B. Dạ dày. C. Ruột thừa. D. Ruột già. Câu 7. Ví dụ nào sau đây không phải là hóa thạch? A. Xác bọ ba thùy (Trilobita) trên đá. B. Xác côn trùng trong hổ phách. C. Xác voi Mamut trong băng. D. Gỗ thông (Pinus elliottii) trong đất. Câu 8. Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là A. vượn. B. tinh tinh. C. gôrila. D. đười ươi. Câu 9. Chi trước của người và dơi có cấu trúc xương giống nhau. Trong khi đó, cấu trúc chi trước tương ứng ở cá voi có tỉ lệ và hình dạng khác biệt rõ rệt, đây là hiện tượng A. phôi sinh học. B. cơ quan thoái hóa. C. cơ quan tương đồng. D. cơ quan tương tự.
Câu 10. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng? A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chân trước của mèo và cánh dơi. Câu 11. Hình vẽ mô tả cặp cơ quan của chim và bướm đây là A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan tương tự. C. cơ quan thoái hóa. D. hiện tượng lại tổ. Câu 12. Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Mang cá và mang tôm. B. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan. C. Cánh chuồn chuồn và cánh chim. D. Gai xương rồng và gai hoa hồng. Câu 13. Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Xương đòn của chó nhà và xương mỏ ác của gà. B. Lá thông và gai xương rồng. C. Cánh chim bồ câu và cánh chuồn chuồn. D. Tua cuốn bí ngô và gai hoa hồng. Câu 14. Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có cùng kiểu cấu tạo. B. có cấu trúc bên trong giống nhau. C. có cùng nguồn gốc. D. có hình dạng bên ngoài giống nhau. Câu 15. Cơ quan thoái hoá là cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới. C. thay đổi chức năng. D. biến mất hoàn toàn. Câu 16. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng? A. Chân chuột chũi và chân dế nhũi. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chân trước của mèo và cánh dơi. Câu 17. Bằng chứng nào sau đây là bằng chứng tiến hóa quan trọng nhất? A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng hóa thạch. C. Bằng chứng giải phẫu so sánh. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 18. Hình bên dưới mô tả loại bằng chứng gì?
A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng hóa thạch. C. Bằng chứng giải phẫu so sánh. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 19. Cơ quan tương đồng là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 20. Ví dụ nào sau đây là cơ quan thoái hóa? A. Diều của chim. B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô. C. Ngà voi. D. Gai cây hoa hồng. Câu 21. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cơ quan thoái hóa phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ). B. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các amino acid hay trình tự các nucleotide càng có xu hướng khác nhau và ngược lại. C. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự. Câu 22. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử ? A. Protein của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại amino acid. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 23. Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ: A. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). B. nguồn gốc thống nhất của các loài. C. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá. D. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. Câu 24. Bằng chứng được mô tả trong hình dưới đây là A. phôi sinh học B. cơ quan thoái hóa C. cơ quan tương đồng D. hiện tượng lại tổ. Câu 25. Bằng chứng được mô tả trong hình dưới đây là
A. phôi sinh học B. cơ quan thoái hóa C. cơ quan tương đồng D. hiện tượng lại tổ. Câu 26. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E, người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của loàiA. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với DNA của loài A) như sau: Loài sinh vật Loài A Loài B Loài C Loài D Loài E Tỉ lệ % giống DNA loài A 100% 92% 88% 94% 96% Quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E là A. A B C D E. B. A E D B C. C. A D E C B. D. A B C E D. Câu 27. Trình tự các Nu trong mạch mã gốc của 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người: Loài sinh vật Trình tự các nucleotide Người CAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG Gorilla CTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT Đười ươi TGT-TGT-TGG-GTC-TGT-GAT Tinh tinh CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG Từ các trình tự nuclêotit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người? A. Người → tinh tinh → đười ươi → gorilla. B. Người → đười ươi → tinh tinh → gorilla. C. Người → gorilla → tinh tinh → đười ươi. D. Người → tinh tinh → gorilla → đười ươi. Câu 28. Trường hợp nào sau đây không được gọi là cơ quan thoái hóa? A. Khe mang ở phôi người. B. Ruột thừa ở người. C. Hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu ở hai bên lỗ huyệt ở loài trăn. D. Di tích của nhụy trong hoa đu đủ đực. Câu 29. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tương tự)? A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy. B. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. C. Gai cây xương rồng là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân. D. Cánh con dơi và cánh tay người. Câu 30. Các bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là A. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hình thái. B. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hóa thạch. C. bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng phân tử. D. bằng chứng di truyền tế bào với bằng chứng phân tử. Câu 31. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li? A. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. B. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.