Content text Bài 28. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.pdf
Trang 1 BÀI 28: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Mục tiêu ❖ Kiến thức + Phát biểu được định nghĩa các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái. + Phân biệt được các loại môi trường sống của sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa. + Phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái. Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí, hóa học tới sinh vật. + Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn. + Lấy được các ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật. + Lấy được các ví dụ về ổ sinh thái. Nêu được ý nghĩa về sự phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó. ❖ Kĩ năng + Quan sát, phân tích tranh hình môi trường sống, các nhân tố sinh thái, ổ sinh thái. + Đọc tài liệu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái; vẽ sơ đồ, lập bảng. +
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Môi trường sống • Môi trường là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. • Có các loại môi trường sống chủ yếu: môi trường cạn (mặt đất và lớp khí quyển), môi trường đất, môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ), môi trường sinh vật (thực vật, động vật, con người). Hình 28.1. Các loại môi trường sống 2. Nhân tố sinh thái • Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. • Có hai nhóm nhân tố sinh thái cơ bản: vô sinh và hữu sinh. Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật: • Quy luật giới hạn sinh thái: mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. • Quy luật tác động tổng hợp: tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. • Quy luật tác động không đồng đều: các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên sinh vật. + Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các loài khác nhau. + Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau của một cơ thể. 3. Giới hạn sinh thái • Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. • Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất; khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. Điểm gây chết: sinh vật sẽ bị chết ở giá trị đó.
Trang 3 Hình 28.2. Giới hạn sinh thái 4. Ổ sinh thái • Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài. • Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. Hình 28.3 Các loài chim chích có ổ sinh thái khác nhau trong cùng một nơi ở
Trang 4 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA Ví dụ mẫu Ví dụ 1 (Câu 2 - SGK trang 155): Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn sinh thái của sinh vật? Hướng dẫn giải • Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. • Ví dụ: + Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6°C đến 42°C. Nhiệt độ 5,6°C là giới hạn dưới, 42°C là giới hạn trên, khoảng thuận lợi là 20°C - 35°C. + Giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc: từ 22°C đến 42°C. Giới hạn dưới là 22°C, giới hạn trên là 42°C, khoảng thuận lợi là 30°C - 32°C. Ví dụ 2 (Câu 1 - SGK trang 154): Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng dưới đây? Hướng dẫn giải Nhân tố sinh thái (đơn vị) Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái Dụng cụ đo Nhiệt độ môi trường (°C) Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Nhiệt kế Ánh sáng Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của Máy đo cường độ và thành phần quang