Content text Bảng quy đổi tỉ lệ sống chín - Dinh Dưỡng Đúng.pdf
1 Quy trình quy đổi thực phẩm trong tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 Thứ tự các bước tiến hành 1. Nhận phiếu từ các tỉnh Quá trình nhập phiếu từ các tỉnh do người Quản lý số liệu thực hiện. Người quản lý số liệu là người chịu trách nhiệm chính trong việc nhận và quản lý phiếu từ các tỉnh và là đầu mối để giao phiếu cho các đơn vị/cá nhân xử lý phiếu khác. Công việc chính của người quản lý số liệu bao gồm: - Nhận và kiểm tra ban đầu phiếu từ các tỉnh gửi về - Nhập sổ sách theo dõi tình hình giao nhận phiếu - Quản lý lưu trữ phiếu điều tra theo tỉnh - Giao và nhận phiếu cho các đơn vị/ cá nhân tham gia xử lý phiếu (kiểm tra, xắp xếp, làm sạch, nhập...) - Hướng dẫn/ hỗ trợ quá trình nhập số liệu - Nhận tệp số liệu đã nhập trên máy từ người nhập Người quản lý số liệu hiện nay là BS Dũng, Khoa GSDD (ĐT: Email:). Người trợ giúp là BS Chính, khoa GSDD. 2. Xắp xếp và kiểm tra phiếu Quá trình xắp xếp và kiểm tra phiếu do người xắp xếp số liệu thực hiện nhằm đảm bảo phiếu được kiểm tra và xắp xếp theo đúng yêu cầu để có thể nhập liệu một cách dễ dàng. Người được chọn để xắp xếp số liệu cần là người có tính cẩn thận và hiểu biết về tổng điều tra. Người xắp xếp số liệu là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: - Nhập phiếu chưa kiểm từ người quản lý số liệu bao gồm các loại phiếu sau: o Phiều điều tra khẩu phần ▪ Bảng chấm cơm (P2a) ▪ Khẩu phần hộ gia đình (P2b) ▪ Khẩu phần trẻ dưới 5 tuổi (P3) o Phỏng vấn hộ gia đình (P4) o Thông tin cụm (xã/phường) (P5) o Phụ lục quy đổi khẩu phần địa phương (BK05)
2 - Xắp xếp phiếu theo quy tắc sau: o Các phiếu được bó theo cụm theo thứ tự trong Bảng danh sách mã cụm (Do cán bộ quản lý số liệu thực hiện) o Trong mỗi bó cụm, phiếu trên cùng là phiếu P5 (Nếu có) o Trong mỗi bó, các phiếu của từng hộ được nhóm theo thứ tự thôn theo Bảng danh sách mã cụm o Các phiếu của từng hộ được ghép theo quy tắc sau: ▪ Bọc ngoài là phiếu bìa phiếu khẩu phần và chấm cơm (P2a) ▪ Tiếp theo là phiếu khẩu phần hộ gia đình (P2b) ▪ Tiếp theo là phiếu khẩu phần trẻ dưới 5 tuổi (P3, nếu có) ▪ Tiếp theo là phiếu phỏng vấn hộ gia đình (P4) ▪ Chú ý: Tên của các thành viên của hộ gia đình (trong mục B của phiếu P4) phải phù hợp với danh sách chấm cơm (Phiếu P2a) - Kiểm tra số lượng phiếu và đánh lại số mã hộ gia đình nếu cần thiết o Kiểm tra đánh số hộ phải theo quy tắc sau: ▪ Số đầu tiên của mã hộ là số thôn (tham khảo trong Bảng danh sách mã cụm) ▪ Số tiếp theo là số thứ tự điều tra của hộ đó trong thôn (tổ đội...) được chọn. Ví dụ: các hộ ở thôn 1 có số là 11, 12, 13, 14, 15; các hộ ở thôn thứ 2 có số là 21, 22, 23, 24, 25 o Chú ý: Nếu điều tra viên của tỉnh không đánh số mã của hộ gia đình theo quy tắc trên thì người xắp xếp số liệu sẽ phải đánh lại mã hộ theo đúng quy tắc này bằng bút bi đỏ. - Kiểm tra số lượng phiếu theo loại phiếu và điền kết quả vào bảng kiểm kê phiếu (Mặt sau của Bảng danh sách mã cụm) - Kiểm tra thiếu thừa thông tin trên phiếu và nhận xét trong báo cáo kiểm tra phiếu theo mẫu (Gs Mai cung cấp) - Đóng gói lại phiếu theo quy tắc nêu trên và bàn giao lại cho người quản lý số liệu đảm bảo các yêu cầu sau o Phiếu được gói theo trình tự và bó theo cụm o Có bảng thống kê phiếu o Có bảng thông báo các vấn đề của phiếu
3 o Có giấy vàng dán vào các vị trí phiếu có vấn đề 3. Quy đổi khẩu phần Quá trình quy đổi phiếu khẩu phần do người Quy đổi khẩu phần thực hiện nhằm giúp cho người nhập số liệu thực hiện nhập số liệu khẩu phần một cách dễ dàng. Người nhập tin phải là người đã có kinh nghiệm trong điều tra khẩu phần hoặc trong chuyển đổi khẩu phần. Người chuyển đổi phải là người cẩn thận và được khoa dinh dưỡng cộng đồng tín nhiệm. Người Quy đổi khẩu phần là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: - Nhận phiếu đã được xắp xếp và kiểm tra từ người quả lý số liệu - Tiến hành quy đổi mã thực phẩm o Điền số mã của các thành phần thức ăn có trên phiếu điều tra khẩu phần (P2b, P3) dựa trên bảng mã các thực phẩm năm 2007 do cán bộ quản lý số liệu cung cấp vào cột mã thực phẩm (Cột 17) o Nếu thực phẩm điều tra không có mã tương đương trong bảng mã của bảng thành phần năm 2007 thì tìm mã có trong bảng thành phần năm 1972 o Nếu thực phẩm không có mã tương đương trong cả hai bảng thành phần ở trên thì tìm mã thực phẩm tương dương gần đúng nhất. Ví dụ: Dùng mã Rau cải xanh cho Rau cải ngọt trong điều tra. o Các phẩm quy đổi tương đương cần ghi lại và thông báo cho các cộng sự trong nhóm để thống nhất o Sử dụng bút đỏ để quy đổi. - Kiểm tra quy đổi ra gam của các thực phẩm điều tra o Các thực phẩm điều tra không cân đo do điều tra viên cá tỉnh tại thực địa thực hiện quy đổi tra gam. ▪ Nếu thực phẩm điều tra chưa được quy đổi thì người Quy đổi khẩu phần có trách nhiệm kiểm tra lại bảng quy đổi thực phẩm địa phương của đội trưởng (BK05) để quy đổi. ▪ Nếu không có bảng BK05 thì người quy đổi khẩu phần sẽ quy đổi theo Bảng quy đổi của Viện Dinh dưỡng (Có trong phụ lục) ▪ Nếu thực phẩm không có trong hai bảng quy đổi trên thì sẽ phải thông báo và thống nhất hệ số quy đổi với
4 cán bộ phụ trách vấn đề quy đổi (BS Hà? Khoa Dinh dưỡng cộng đồng) ▪ Nếu điều tra viên của tỉnh quy đổi không hợp lý thì người Quy đổi được phép quy đổi lại và viết đè bằng bút đỏ. 4. Nhập phiếu Quá trình nhập phiếu do người nhập tin thực hiện nhằm đưa các thông tin lưu trữ trên phiếu vào máy tính bằng chương trình đã được lập sẵn. 5. Nhận tệp sau khi nhập phiếu 6. Kiểm tra số liệu nhập trên máy 7. Sửa số liệu đã nhập