Content text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG - GV.docx
1 BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG I. MÃ DI TRUYỀN – Mã di truyền là thông tin về trình tự các amino acid được mã hoá dưới dạng trình tự các nucleotide trên mRNA. Tổ hợp 3 nucleotide liên tiếp quy định thông tin di truyền mã hoá một amino acid được gọi là bộ ba mã hoá. – Có 64 bộ ba được hình thành từ bốn loại nucleotide, trong đó có 61 mã di truyền mã hoá cho các amino acid, 3 bộ ba UAA, UAG và UGA đóng vai trò kết thúc dịch mã; bộ ba AUG vừa mã hoá amino acid, vừa đóng vai trò là mã mở đầu. – Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các mã di truyền trên mRNA quy định số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino acid trên chuỗi polypeptide. Ribonucleotide thứ hai Hình. Mã di truyền II. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ – Dịch mã là quá trình tổng hợp phân tử protein từ việc giải mã thông tin di truyền trong các bộ ba của phân tử mRNA bởi ribosome. – Quá trình có sự tham gia của ribosome, mRNA, các amino acid, tRNA tương ứng.
2 – Quá trình dịch mã bắt đầu từ mã mở đầu, sau đó ribosome di chuyển dọc theo phân tử mRNA, thực hiện việc kéo dài chuỗi polypeptide. Khi ribosome di chuyển gặp bộ ba kết thúc, yếu tố kết thúc được huy động tham gia kết thúc quá trình dịch mã. Hình. Quá trình dịch mã III. MỐI QUAN HỆ GIỮA GENE VÀ TÍNH TRẠNG – Các tính trạng ở sinh vật đều do gene quy định.
3 Gene (một đoạn trên DNA) mRNA Phiên mã Chuỗi polypeptide cấu trúc nên protein Dịch mã Tính trạng Hình thành Hình. Từ DNA đến tính trạng – Trình tự các nucleotide trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình phiên mã. Trình tự nucleotide trên phân tử mRNA được dịch mã thành trình tự các amino acid trên phân tử protein. Protein biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. IV. CƠ SỞ SỰ ĐA DẠNG VỀ TÍNH TRẠNG CỦA CÁC LOÀI Sự đa dạng về tính trạng của các loài dựa trên cơ sở: – Mỗi loài sinh vật có hệ gene đặc trưng. – Các cá thể cùng loài có thể mang các allele khác nhau của cùng một gene. – Các gene khác nhau quy định các protein khác nhau, từ đó, biểu hiện thành các tính trạng khác nhau. Thân xám, cánh dài Thân xám, cánh ngắn Thân đen, cánh dài Thân đen, cánh ngắn Hình. Tính trạng màu sắc thân và kích thước cánh ở ruồi giấm
4 BÀI TẬP Phần 1. Trắc nghiệm Câu 1. Dịch mã là A. quá trình tổng hợp RNA dựa trên trình tự nucleotide của DNA. B. quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide dựa trên trình tự nucleotide trên bản phiên mã của gene (mRNA). C. quá trình tạo 2 phân tử DNA mới giống như DNA ban đầu. D. quá trình tổng hợp mRNA dựa trên trình tự nucleotide của chuỗi polypeptide. Câu 2. Kết quả của quá trình dịch mã là A. tạo ra phân tử mRNA mới. B. tạo ra phân tử tRNA mới. C. tạo ra phân tử rRNA mới. D. tạo ra chuỗi polypeptide mới. Câu 3. Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mRNA được gọi là A. anticodon. B. codon. C. triplet. D. amino acid. Câu 4. Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là A. anticodon. B. amino acid. B. codon. C. triplet. Câu 5. Quá trình tổng hợp protein được gọi là A. sao mã. B. tự sao. C. dịch mã. D. khớp mã. Câu 6. Quá trình tổng hợp protein xảy ra ở A. trong nhân tế bào. B. trên phân tử DNA. C. trên màng tế bào. D. tại ribosome của tế bào chất. Câu 7. Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của A. mạch mã hoá. B. mRNA. C. tRNA. D. mạch mã gốc. Câu 8. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. DNA. B. mRNA. C. tRNA. D. Ribosome. Câu 9. Khi nói về dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng? A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribosome tham gia dịch mã trên một phân tử mRNA. B. Amino acid mở đầu trong quá trình dịch mã là metionine. C. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mRNA. D. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 3’→ 5’ trên phân tử mRNA. Câu 10. Trong quá trình dịch mã A. Mỗi ribosome có thể hoạt động trên bất kì loại mRNA nào. B. Mỗi amino acid đã được hoạt hóa liên kết với bất kì tRNA nào để tạo thành phức hợp amino acid – tRNA.