Content text A 262.9_MOT SO VAN DE LIEN QUAN DEN HON NHAN - NGUYEN NGOC BICH.pdf
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN Tác giả: Lm Giuse Nguyễn Ngọc Bích, CSsR. 18 / 03/ 2015, 12:03:57 Trang web giaolyductin xin giới thiệu đến quý độc giả một vài suy tư, nghiên cứu như một góp ý mang tính tư vấn cho các Giám mục địa phương về một số vấn đề liên quan đến "Đời sống hôn nhân" . Những suy tư này đáp ứng các tiêu chuẩn sau: vừa cụ thể vừa có nền tảng giáo thuyết; vừa mang tính mục vụ vừa diễn tả tính toàn vẹn của đức tin và luân lý; ngắn gọn, có lý chứng vững vàng chắc chắn, nhưng không phải là bài nghiên cứu academic. Hôn nhân bất hợp pháp a) Sự kiện: Nhiều trường hợp kết hôn theo dân sự, tổ chức đám cưới, nhưng không theo luật Giáo hội: hoặc không cử hành bí tích hôn phối theo luật Giáo hội, hoặc không có phép chuẩn khác đạo. b) Trước thực tế đó, có nhiều cách giải quyết: · Một số nơi coi đó chỉ là lỗi của hai người kết hôn. Cha mẹ của họ và những người tham dự đám cưới vẫn được lãnh nhận bí tích. · Một số nơi khác: cha mẹ và những người tham dự đám cưới không được xưng tội rước lễ trong một thời gian, dài ngắn tuỳ từng nơi: - Có nơi một hay vài tháng và buộc làm đơn xin tha lỗi, hoặc xin lỗi công khai trong cộng đoàn. - Có nơi chế tài cho đến khi đôi hôn phối ấy được sửa chữa và cử hành theo giáo luật. - Có trường hợp kéo dài nhiều năm. · Cũng có nơi quy trách nhiệm và buộc phải “đền tội” nhưng theo hướng tích cực: buộc cha mẹ và những người tham dự phải khuyên bảo động viên, nỗ lực làm gương sáng, cầu nguyện,... cho đôi hôn phối. c) Lý do cấm xưng tội rước lễ Biện pháp chế tài bằng cách không cho xưng tội rước lễ thường được áp dụng tại các giáo xứ có truyền thống lâu đời, người công giáo tập trung đông và các gia đình trong giáo xứ biết nhau. Lý do: - Hôn nhân bất hợp pháp gây gương xấu trong cộng đoàn. - Việc cấm không được xưng tội rước lễ sẽ tác động trên cha mẹ để cha mẹ tác động hoặc áp lực trên con cái phải giữ luật Giáo hội. Điều này xem ra có kết quả vì phòng ngừa được nhiều nố. Vấn đề: - Giáo luật có tiên liệu cho mục tử có quyền chế tài ấy không? Đấng Bản quyền có quyền ra luật trong địa phương?
f) Khi tu chính giáo luật liên hệ đến hình luật thì nguyên tắc thứ hai yêu cầu giảm bớt xung khắc tòa trong với tòa ngoài, giới hạn hình phạt vào tòa ngoài. Trong khi ở đây, việc trừng phạt một lỗi không nặng mà lại liên quan quá nhiều với tòa trong. Có Giáo Phận quá khe khắt đến nỗi kéo dài hình phạt nhiều năm tháng làm cho nhiều người quá bối rối, lo âu, sợ hãi gây thiệt thòi về thiêng liêng. g) Đề nghị có một quy định chung cho toàn thể các giáo phận trong nước về những vi phạm kể trên. Tác giả: Lm Giuse Nguyễn Ngọc Bích, CSsR.