Content text 1. CHỦ ĐỀ 01. LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ.docx
2 BÀI TẬP RÈN LUYỆN Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí tập trung chủ yếu vào A. các dạng vận động của vật chất, năng lượng. B. sự phát triển của vật chất. C. sự hình thành và phát triển lịch sử vật lí. D. các nhà Vật lí. Câu 2. Môn học nào được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ ? A.Toán học. B. Vật lí. C. Hóa học. D. Sinh học. Câu 3. (GK1 Nguyễn Huệ). Những ngành nghiên cứu nào thuộc về vật lí? A. Cơ học, nhiệt học, điện học và quang học. B. Nhiệt học, quang học và sinh vật học. C. Điện học, quang học và xã hội học. D. Cơ học, nhiệt học và địa lý học. Câu 4. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí? A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội. Câu 5. Đâu không phải là biểu hiện của quá trình phát triển năng lực Vật lí A. Có được những kiến thức, kĩ năng, cơ bản về vật lí. B. Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để khám khá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.. C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp. D. Không tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm Vật lí. Câu 6. (GK1 Quốc Học). Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại? A. Sự nở vì nhiệt của vật rắn. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Hiện tượng biển dạng cơ của vật rắn. D. Hiện tượng hóa hơi. Câu 7. (GK1 Hai Bà Trưng). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 70 của thế kỉ XX là nhờ có những thành tựu nghiên cứu về A. internet toàn cầu, robot và vật liệu siêu nhỏ.. B. điện tử, chất bán dẫn hay vi mạch. C. công nghệ vật liệu nano và Vật lí hạt nhân. D. hiện tượng cảm ứng điện từ và dòng điện. Câu 8. (GK1 Quốc Học). Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là A. tự động hóa các quá trình sản xuất. B. sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. C. thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc. D. sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu nano. Câu 9. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào giữa thế kỉ XIX ? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. C. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
3 Câu 10. Các lĩnh vực vật lí mà em đã học ở trung học cơ sở là A. cơ học, điện, từ học, nhiệt học, quang học và âm học. B. quang học, cơ học, nhiệt học, điện học và địa lí. C. nhiệt học, cơ học, điện học, lịch sử và chất lỏng. D. điện học, cơ học, quang học, văn học và âm học. Câu 11. Sau khi đưa ra một dự đoán khoa học thì người ta phải A. kết luận. B. làm thí nghiệm để kiểm tra. C. xác định vấn đề nghiên cứu. D. tiếp tục đưa ra dự đoán mới. Câu 12. Ai được mệnh danh là “cha đẻ” của phương pháp thực nghiệm A.Niu-tơn. B. Ga-li-lê. C. Anh-xtanh. D.Giêm Oát. Câu 13. Thành tựu nghiên cứu máy hơi nước do Giêm Oát sáng chế năm 1765 dựa trên những kết quả nghiên cứu về A.Điện học. B. Nhiệt học. C. Quang học. D. Thuyết tương đối. Câu 14. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào đầu thế kỉ XXI là A. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ, điện thoại thông minh vv… B. Xây dựng các dây chuyển sản suất tự động dựa trên những thành tựu nghiên cứu về điện tử,vi mạch, chất bán dẫn vv… C. Xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. D. Thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc. Câu 15. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba của thế kỉ XX là A. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ, điện thoại thông minh vv… B. Xây dựng các dây chuyển sản suất tự động dựa trên những thành tựu nghiên cứu về điện tử,vi mạch, chất bán dẫn vv… C. Xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. D. Thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc. Câu 16. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào giữa thế kỉ XVIII là A. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ, điện thoại thông minh vv… B. Xây dựng các dây chuyển sản suất tự động dựa trên những thành tựu nghiên cứu về điện tử,vi mạch, chất bán dẫn vv… C. Xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. D. Thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc. Câu 17. Các nhà máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng dựa trên thành tựu nghiên cứu nào của Vật Lí ? A. Nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về điện tử, chất bán dẫn, vi mạch. D. Nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau của Vật lí hiện đại. Câu 18. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vào cuối thế kỉ XIX ? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. C. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
4 Câu 19. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng? A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận. B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận. C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận. D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận. Câu 20. Chọn phát biểu chính xác nhất ? Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên yếu tố A. suy luận từ những hiện tượng khác có tính tương đồng. B. quan sát, trãi nghiệm thực tế. C. quan sát, trãi nghiệm thực tế, các kiến thức đã có liên quan đến dự đoán. D. suy luận từ những thí nghiệm liên quan đến hiện tượng khác. --HẾT---