Content text Giáo án Steam: Làm nhà nổi.doc
3 M: Toán học - Trẻ biết kích cỡ các ngôi nhà to, nhỏ, cao thấp. - Các kiểu dáng của ngôi nhà, mái bằng, mái nhọn, mái xuôi. - Các kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn của chai nhựa, dọc chuối, lá cây, biết tạo sự bằng nhau của kích cỡ chai, dọc chuối đo, đếm số lượng của đồ dùng cần sử dụng để thiết kế ngôi nhà hài hoà, hợp lý. III. CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU - Các nguyên vật liệu + Bìa focmec, tấm xốp bọt biển, que kem, ống hút to, nhỏ, chai nhựa, dọc chuối, lá cây. + Que tre - Đồ dùng + Các video có liên quan đến nội dung bài dạy. + Bút dạ, kéo, băng dán xốp + Giấy A4, giá vẽ, bút sáp màu, bút chì, bút màu. + Dụng cụ đo, dao cắt, kéo, thước đo, búa gỗ nhỏ.... + Rổ nhựa đựng nguyên vật liệu + Địa điểm lớp học rộng, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, bố trí bàn đủ cho trẻ ngồi tạo sản phẩm. + Bể bơi mini để trẻ đặt sản phẩm trải nghiệm. IV. KIẾN THỨC GIÁO VIÊN CẦN BIẾT - Kết cấu, hình dạng của ngôi nhà - Các NVL chống thấm, nhẹ, nổi trên mặt nước - Quy trình chắp ghép, tạo hình ngôi nhà V. CÁC CÂU HỎI QUAN TRỌNG - Làm nhà nổi để làm gì? Ở đâu thì mới cần thiết kế những ngôi nhà nổi? - Vì sao phải làm nhà nổi mà lại không làm nhà trên mặt đất? - Có thế dùng những nguyên vật liệu gì để tạo ra ngôi nhà nổi? vì sao lại sử dụng những nguyên vật liệu đó mà không dùng nguyên vật liệu khác? - Bản vẽ thiết kế dùng để làm gì? Cách ứng dụng bản thiết kế đó trong quá trình thực hiện như thế nào? - Làm thế nào để ngôi nhà không bị nghiêng, đổ? - Nếu mình làm thế này thì điều gì sẽ sảy ra? - Nếu làm thêm con sẽ làm thêm phần nào của ngôi nhà? - Con đang gặp vấn đề gì? Có cần cô giúp đỡ gì không?
4 - Nếu được thay đổi bản thiết kế và làm lại con sẽ sửa những gì? VI. QUY TRÌNH BÀI HỌC 5E Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ E1 Thu hút, gắn kết - Cô cho trẻ xem video về cảnh người dân Miền trung chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Runo. - Đặt câu hỏi thăm dò kiến thức của trẻ + Theo con điều gì khiến những người dân Miền trung đang gặp khó khăn? + Con có những dự định gì để giúp đỡ người dân Miền trung? * Cô chốt lại phần trả lời của trẻ: Các con có ý tưởng rất hay và cô thấy có 1 ý tưởng rất sáng tạo và thiết thực đó là ý tưởng "Làm nhà nổi". Vậy hôm nay cô và con sẽ cùng nhau tìm hiểu và thực hiện dự án “Làm nhà nổi” nhé. - Để làm được nhà nổi các con cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì? - Trẻ chú ý xem video và cảm nhận. - Bão lũ làm nhà ngập, đường ngập, trường học ngập, cây cối đổ.... - Ủng hộ quần áo, sách vở, đồ ăn...làm nhà nổi - Vâng ạ. - Trẻ kể tên các NVL để làm nhà nổi. E2 Khám phá, khảo sát - Khám phá 1: Đặc tính của nguyên vật liệu - Cô chia trẻ thành 03 nhóm cho trẻ khám phá về những nguyên vật liệu đó chìm/nổi, thấm nước/không thấm nước. + Trẻ tìm xung quanh lớp các NVL và thực hiện test NVL và ghi lai kết quả vào bảng (theo nhóm) + Con thấy các NVL nổi được trên mặt nước gồm NVL nào? Vì sao? - Khám phá 2: Khám phá quy trình thiết kế nhà nổi. + Làm thế nào để ngôi nhà nổi trên mặt nước? + Theo con, các phần của ngôi nhà được thiết kế như thế nào? - GV hỗ trợ trẻ lựa chọn nguyên vật liệu để sử dụng trong quá trình thực hiện làm nhà nổi của nhóm mình. - Trẻ sờ, nắn, bóp....để khám phá về tính chất của NVL - Trẻ tìm và test và ghi lại kết quả theo nhóm. - Trẻ kể NVL nổi - Chọn NVL nổi. - Trẻ chia sẻ về quy trình làm nhà nổi: Làm phần nổi -> sàn nhà -> tường bao, cửa chính, cửa sổ -> mái nhà -> trang trí ngôi nhà.