PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề 26 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 26 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Chính phủ Xô viết đã thông qua văn kiện nào sau đây? A. Hiến chương Liên hợp quốc. B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. C. Hiệp ước Ba-li. D. Sắc lệnh ruộng đất. Câu 2. Nhà Lý chủ động kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) biện pháp nào sau đây? A. Kinh tế. B. Vũ trang. C. Giáo dục. D. Ngoại giao. Câu 3. Năm 1947, quan hệ giữa hai cực Xô – Mĩ trở nên căng thẳng vì lí do nào sau đây? A. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh. B. Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện. C. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu. D. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Câu 4. Trong giai đoạn 1976 - 1999, tổ chức ASEAN có hoạt động nào sau đây? A. Thành lập Ban Thư kí. B. Tham gia tổ chức NATO. C. Kết nạp thêm Thái Lan. D. Phát hành đồng tiền chung. Câu 5. Hiện nay, Cộng đồng ASEAN đạt được thành tựu nào sau đây? A. Xây dựng được Cộng đồng Kinh tế. B. Mở rộng được Cộng đồng quân sự. C. Chấm dứt tình trạng biến đổi khí hậu. D. Nền kinh tế có sự phát triển như nhau. Câu 6. Nội dung nào sau đây là kết quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Xoá bỏ cơ bản chế độ tư bản chủ nghĩa. C. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. D. Xây dựng được nền kinh tế thị trường. Câu 7. Năm 1954, quân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào sau đây để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp? A. Hồ Chí Minh. B. Hoà Bình. C. Tây Bắc. D. Điện Biên Phủ. Câu 8. Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968), đế quốc Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Kí hiệp ước hợp tác với Trung Quốc. B. Lôi kéo các nước châu Phi tham chiến. C. Đưa quân đồng minh vào tham chiến. D. Vận động các nước Đông Âu tham chiếm. Câu 9. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 1995 hướng đến việc A. xoá bỏ giáo dục tiểu học. B. phát triển kinh tế bao cấp. C. xây dựng nền tài chính số. D. phát huy yếu tố con người. Câu 10. Trong thời kì 1941 – 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu thông qua tổ chức nào sau đây? A. Việt Nam Cứu quốc quân. B. Nha Bình dân học vụ. C. Mặt Trận Việt Minh. D. Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 11. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985? A. Bước đầu xây dựng quan hệ với Cuba. B. Tham gia vào tổ chức ASEAN. C. Xoá bỏ quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. D. Đẩy mạnh hợp tác với Liên Xô. Câu 12. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi nhiệm vụ nào sau đây trở lên cấp thiết, hàng đầu với dân tộc Việt Nam? A. Cải cách nền văn hoá. B. Giải phóng giai cấp. C. Cách mạng ruộng đất. D. Giải phóng dân tộc. Câu 13. Năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ hoàn toàn ở Liên Xô là vì lí do nào sau đây? A. Nền kinh tế hoàn toàn không có sự phát triển. B. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. D. Tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 14. Việt Nam thường xuyên là đối tượng xâm lược của các thế lực xâm lược phương Bắc trong các thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX vì lí do nào sau đây? A. Chế độ chính trị luôn ổn đinh vững chắc. B. Nền kinh tế luôn có sự phát triển vượt bậc. C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. Lực lượng vũ trang không được tinh nhuệ. Câu 15. Nội dung nào sau đây là biểu hiện trực tiếp chứng tỏ Liên hợp quốc có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại quốc tế? A. Thủ tiêu toàn bộ vũ khí hạt nhân trên phạm vi thế giới. B. Ngăn chặn được mọi hành động của lực lượng khủng bố.
C. Có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức. D. Triển khai các hoạt động gìn giữ hoà bình ở châu Phi. Câu 16. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1967 thể hiện A. quá trình xoá bỏ bất đồng giữa các nước trong khu vực kết thúc ngay sau đó. B. sự ra đời của tổ chức làm cho tình hình quốc tế không còn căng thẳng leo thang. C. việc giải quyết bất đồng bằng biện pháp hoà bình và hợp tác đã đạt được kết quả. D. quá trình hợp tác giữa tất cả các nước trong khu vực là thường xuyên, liên tục. Câu 17. Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 – 1979) của quân dân Việt Nam đã A. khẳng định quyết tâm bảo vệ Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam. B. vạch trần bản chất phản động, hiếu chiến của chính quyền Pôn Pốt. C. góp phần xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. D. xoá bỏ chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Pôn Pốt ngay ở Việt Nam. Câu 18. Thành công trong công cuộc hội nhập kinh tế ở Việt Nam (1986 – 2006) đã A. khẳng định kinh tế tư nhân là nhân tố quyết định thắng lợi của Đổi mới. B. hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. C. góp phần tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho công cuộc Đổi mới. D. chứng tỏ Việt Nam không gặp sự chống phá của các thế lực thù địch. Câu 19. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam tích cực hội nhập về an ninh quốc phòng nhằm mục đích nào sau đây? A. Bước đầu xây dựng quan hệ hợp tác đa phương với tất cả các nước. B. Xoá bỏ mọi rào cản về thuế quan, phát triển chế độ xã hội mới. C. Tăng cường tiềm lực về mọi mặt, bảo vệ và phát triển đất nước. D. Xây dựng liên minh với mọi tổ chức trên thế giới để phát triển kinh tế. Câu 20. Nội dung nào sau đây là vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)? A. Hoàn thiện hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ngay khi Pháp tấn công. B. Xây dựng hoàn chỉnh lí luận về đường lối Đổi mới ngay trong kháng chiến. C. Xoá bỏ được mọi áp bức và bất công ngay trong thời gian chiến tranh. D. Góp phần cụ thể hoá đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng. Câu 21. Nhận xét nào sau đây là đúng về Trật tự hai cực I-an-ta? A. Sự hình thành gắn với cuộc chiến tranh nóng giữa các cực với nhau. B. Hai siêu cường Xô – Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối về kinh tế, tài chính. C. Vừa đối đầu, vừa chung sống hoà bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác. D. Phản ánh mâu thuẫn gay gắt về tư tưởng trong từng hệ thống xã hội. Câu 22. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam phản ánh A. sức mạnh thời đại là nhân tố quyết định thắng lợi. B. sự kết hợp giữa nhiệm vụ giải phóng và bảo vệ. C. thực hiện chống chia rẽ dân tộc là nhiệm vụ duy nhất. D. vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh chính trị. Câu 23. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay và giai đoạn 1960 – 1975? A. Diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đã kết thúc và xu thế toàn cầu hoá xuất hiện. B. Thông qua các kế hoạch phát triển đất nước với các nhiệm vụ cụ thể trên các lĩnh vực. C. Xây dựng nền kinh tế quốc dân có cơ cấu nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước là chủ đạo. D. Ra sức phát triển công nghiệp nặng và tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Câu 24. Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc đấu tranh ngoại giao trong quá trình kết thúc hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) ở Việt Nam? A. Phản ánh những thắng lợi cơ bản trên chiến trường. B. Thể hiện sự độc lập tuyệt đối trong đấu tranh cách mạng. C. Không tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. D. Luôn phụ thuộc vào sự dàn xếp giữa các cường quốc. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Cuối cùng, hội nghị đã đi đến quyết định sau đây: - Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh
chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và Liên Xô đã tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. - Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa năm cường quốc – Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc, để giữ gìn hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. Hội nghị đã đi đến thoả thuận đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.223, 224). a) Đoạn tư liệu đề cập đến nội dung cơ bản của Hội nghị I-an-ta (1945) và Xan Pranxixco (1945) về việc xây dựng trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. b) Những quyết định của Hội I-an-ta (1945) thúc đẩy chiến tranh thế giới thứ hai nhanh kết thúc hơn và đặt cơ sở quan trọng đưa tới ra đời của tổ chức Liên hợp quốc. c) Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa các cường quốc trong Hội nghị I-an-ta (1945) cho thấy sự phân tuyến trong quan hệ quốc tế ngay khi chiến tranh chưa kết thúc. d) Những nội dung của Hội nghị I-an-ta là cơ sở để hình thành phe Đồng minh và sự phân tuyến sâu sắc sau khi chiến tranh thế giới thứ hai hoàn toàn kết thúc. Câu 2. Cho bảng thông tin sau đây: Thời gian Sự kiện Từ ngày 13-3 đến ngày 17-3-1954. Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Kết quả ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch. Từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954. Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm. Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Từ ngày 01-5 đến ngày 07-5-1954. Quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. 17h30 ngày 07-5-1954 tướng Đờ Catxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống. a) Bảng thông tin trên đề cập đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam, kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp. b) Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã đập tan hoàn toàn tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. c) Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Việt Nam đã phát huy cao độ “thế, thời, lực, mưu” ở tầm đỉnh cao nghệ thuật quân sự trong chiến tranh cách mạng. d) Với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) quân đội Việt Nam đã tác chiến hiệp đồng binh chủng, đồng thời xây dựng trận địa chiến, từng bước thắt chặt vòng vây. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm”. (Võ Hồng Phúc, Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 - 2005), trong Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.141). a) Đoạn tư liệu cho thấy những thành tựu bước đầu trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam ở giai đoạn 1986 – 1990, thể hiện qua sản xuất được phục hồi, kinh tế tăng trưởng, kiềm chế lạm phát. b) Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1990 là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên. c) Đổi mới ở Việt Nam những năm 1986 – 1990 đã thực hiện một bước thay đổi đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới. d) Thành tựu Đổi mới giai đoạn 1986 – 1990 ở Việt Nam chứng tỏ sự thành công của chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ là cơ chế thị trường sang cơ chế quản lý mới là cơ chế tập trung, bao cấp. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong Hội thảo quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO, Tiến sĩ M. Ácmét (Modagat Ahmed) đã
viết: Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”. ( https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/thong-tin-chuyen-de/ho-chi-minh-qua-goc-nhin-cua- ban-be-quoc-te.html ). a) Hồ Chí Minh được vinh danh anh hùng giải phóng dân tộc và một trong các vị tướng đại tài của thế giới vì những cống hiến của Người trong thế kỉ XX. b) Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử với vai trò một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, một lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. c) Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam vì Người đã loại bỏ được mọi bất công, bất bình đẳng ở Việt Nam và trên thế giới. d) Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại vì giá trị tư tưởng, văn hoá của Người là sự kết tinh của giá trị văn hoá Việt Nam và sự hội tụ những giá trị văn hoá cao đẹp của các dân tộc trên thế giới. -----------------------------HẾT-----------------------------

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.