PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 31.Đề HSG 9.docx

[email protected] ĐỀ HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 120 phút) ------------- ***------------ Câu 1 (8 điểm): “Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?” Em hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm): Bàn về thơ, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hữu Quý đã từng cho rằng: “Thơ là sứ giả của tình yêu”. Em hãy phân tích bài thơ sau để làm sáng rõ ý kiến trên: Tôi chưa từng đi qua chiến tranh Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau. Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao Thả cánh diều bay Lội đồng hái bông súng trắng Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa. Tôi lớn lên từ những khúc dân ca Khoan nhặt tiếng đờn kìm Ngân nga sáo trúc Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa. Thời gian qua Xin cám ơn đất nước Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát Còn vọng vang với những câu Kiều Trong từng ngần ấy những thương yêu Tiếng mẹ ru hời Điệu hò thánh thót Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người Đất nước của tôi ơi! Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh. (“Cảm ơn đất nước” – Huỳnh Thanh Hồng) Chú thích: 1. Huỳnh Thanh Hồng là nhà thơ trẻ, quê Vĩnh Long, thơ Huỳnh Thanh Hồng thường viết về những đề tài giản dị, gần gũi, ngôn ngữ thơ sâu lắng và hàm súc. Tác giả hiện là hội viên Hội văn học nghệ thuật Vĩnh Long. 2. “Cảm ơn đất nước” là một trong những bài thơ được nhiều người biết đến của tác giả Huỳnh Thanh Hồng. -----------------------HẾT----------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ (Hướng dẫn chấm này có 04 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG: 1.Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp… 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm thí sinh trong tính chỉnh thể; Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, thuyết phục. 3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. II. Yêu cầu cụ thể: CÂU NỘI DUNG ĐIỂ M 1 Câu 1 8 điểm a, Đảm bảo được cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của em về ý kiến: Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ? 0,5 c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. *Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận - Dẫn dắt từ quá trình thành công của con người - Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đặt ra chính là: Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ. 0,5 Các em học sinh lựa chọn triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được tầm quan trọng của thành công và thất bại trong cuộc sống con người. Có thể triển khai theo hướng: 1. Thành công là gì? Vai trò của thành công với con người, bằng chứng. - Thành công là thành tựu, kết quả tốt đẹp mà ai cũng mong muốn đạt được - Khi thành công, con người ta sẽ cảm thấy tự hào, hạnh phúc với chính bản thân mình Vai trò của thành công với con người: 2,0
- Khi có được thành công, con người sẽ có được rất nhiều thứ cả về vật chất lẫn tinh thần. - Khi thành công, con người sẽ nhận thấy được sự tồn tại của mình có ý nghĩa - Sự thành công là dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành của một con người, giúp họ có thêm những kinh nghiệm sống mới mẻ, những mối quan hệ xã hội và có vị thế nhất định trong xã hội - HS lấy dẫn chứng trong cuộc sống, phân tích để làm rõ vấn đề nghị luận. 2. Thất bại là gì? Vai trò của thất bại với con người, bằng chứng - Thất bại là những sai lầm mà chúng ta mắc phải trong cuộc sống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng - Thất bại được hiểu là việc chúng ta không đáp ứng được những mục tiêu, những dự định đã đặt ra - Những thất bại có thể gây ra những hậu quả về vật chất lẫn tinh thần cho con người Vai trò của thất bại: - Thất bại giúp con người nhận ra được những thiếu sót của bản thân và có thêm những bài học, rút kinh nghiệm cho bản thân mình - Thất bại là động lực giúp con người nhận thức được giá trị của lao động chăm chỉ, miệt mài - Trân trọng hơn những giá trị mà họ có được sau mỗi lần thất bại HS lấy dẫn chứng trong cuộc sống, phân tích để làm rõ vấn đề nghị luận 3. Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ? * Cả thất bại và thành công đều sẽ đem lại cho con người những trải nghiệm quý giá - Khi con người có được thành công, họ đã trải qua rất nhiều điều trong cuộc sống, tích luỹ cho mình nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực. - Những người thành công biết trân trọng thành quả mà họ đạt được, nhận thức được giá trị đích thực của bản thân mình trong cuộc sống - Thành công sẽ giúp con người có động lực, là tiền đề để con người có thể thực hiện được nhiều hoài bão, ước mơ lớn hơn trong tương lai - Ngược lại, thất bại cũng sẽ đem đến cho con người nhiều bài học quý giá cho bản thân mình + Có những cú ngã đau đớn đến mức không thể vực dậy được nhưng họ coi đó là động lực để họ tiếp tục phấn đấu + Sau thất bại, con người nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, giúp con người trưởng thành hơn trong suy nghĩ và có những quyết định đúng đắn hơn Điều quan trọng là thái độ của mọi người khi đối mặt với 2,0 1,0
thành công hay thất bại: thắng không kiêu, bại không nản 4. Bài học rút ra cho bản thân mỗi người để tiến bộ hơn * Để có những bài học kinh nghiệm giúp con người tiến bộ hơn: - Khi thành công, con người phải không được tự mãn, đắc ý, luôn khiêm tốn, học hỏi, phải luôn khát khao và dũng cảm chinh phục những thử thách mới - Khi thất bại: + Con người hãy nhìn nhận những cú ngã đó một cách đơn giản hơn, phải thật bình tĩnh, suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định tiếp theo + Tìm ra được nguyên nhân của sai lầm đó để sửa chữa và tránh lặp lại những lỗi sai tương tự - Khẳng định vấn đề: trước thành công hay thất bại con người cần có những thái độ đúng đắn để giải quyết vấn đề - Liên hệ bản thân: Là học sinh, cần tích cực trau dồi những kiến thức, kĩ năng để khi đứng trước những thất bại, thử thách sẽ có một tâm lí vững vàng và nền tảng kiến thức chắc chắn để đối diện với vấn đề. 0,5 d, Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5 e, Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng quy tắc Tiếng Việt 0,5 2 Câu 2 12 điểm a, Đảm bảo được cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. - Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ “ Cảm ơn đất nước” để làm rõ đặc trưng vai trò của thơ ca: “Thơ là sứ giả của tình yêu. 0,5 0,5 b, Viết bài văn nghị luận làm rõ nhận định: 1. Dẫn dắt nêu và trích dẫn vấn đề một cách hợp lý 2. Giải thích ý kiến: Giải thích: - “Thơ” là hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm. - “Sứ giả” là người đại diện, người kết nối, người đưa tin. -> Ý kiến khẳng định đặc trưng vai trò của thơ ca trong cuộc sống. Thơ bồi đắp tình yêu thương, kết nối tâm hồn con người, thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người. Học sinh lý giải được: - Thơ là tiếng lòng của người nghệ sĩ xuất phát từ tình cảm mà thi 0,5 1,0

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.