Content text ĐỀ 7 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM 2025 3 phần).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24, P = 31, Fe = 56. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do A. các electron tự do chuyển động quanh vị trí cân bằng giữa nguyên tử kim loại và ion dương kim loại ở các nút mạng. B. sự cho và nhận electron giữa các nguyên tử kim loại. C. sự góp chung electron giữa các nguyên tử kim loại. D. lực hút tĩnh điện của ion dương kim loại này với nguyên tử kim loại. Câu 2. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại đã phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được. Điều này tạo nên tính chất vật lí nào sau đây của kim loại? A. Tính dẻo. B. Ánh kim. C. Tính dẫn điện. D. Tính dẫn nhiệt. Câu 3. Trong vỏ Trái Đất, những kim loại nào sau đây tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất? A. Ag,Au . B. Zn,Fe . C. Mg,Al . D. Na,Ba . Câu 4. Duralumin là hợp kim của nhôm có thành phần chính là A. nhôm và đồng. B. nhôm và sắt. C. nhôm và carbon. D. nhôm và thuý ngân. Câu 5. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IA nào sau đây đúng? A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. C. Độ cứng giảm dần. D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần. Câu 6. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử K có cấu hình electron là 1[Ar]4 s . Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố K thuộc nhóm A. IIIA. B. IA. C. IVA. D. IIA. Câu 7. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại nhóm IIA có dạng chung là A. ns 1 . B. 2ns . C. 23nsnp . D. 2nsnp . Câu 8. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thay thế phối tử trong phức chất? A. [Co(OH 2 ) 6 ] 3+ (aq) + 6NH 3 (aq) ⟶ [Co(NH 3 ) 6 ] 3+ (aq) + 6H 2 O(l). B. 2Na[Au(CN) 2 ](aq) + Zn(s) ⟶ Na 2 [Zn(CN) 4 ](aq) + 2Au(s). C. [Co(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) + 4Cl − (aq) ⇌ [CoCl 4 ] 2− (aq) + 6H 2 O(l). D. [Fe(OH 2 ) 6 ] 3+ (aq) +3 F (aq) → [Fe(OH 2 ) 3 F 3 ](aq) + 3H 2 O(l). Câu 9. Hợp chất nào của calcium là thành phần hoá học chính của quặng apatite và phosphorite, được dùng trong công nghiệp sản xuất phân bón superphosphate? A. 3CaCO . B. 34 2CaPO . C. 32CaP . D. 2Ca(OH) . Câu 10. Kim loại được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế tạo thép không gỉ (đùng làm thìa, dao, dụng cụ y tế,...) là A. Na . B. Mg. C. Cr . D. Ca. Câu 11. Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện và nhiều thiết bị điện (loa, chuông, ti vi, máy tính, điện thoại,...) dựa trên tính chất nào sau đây? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Tính nhiễm từ. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối d. B. Zn là nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất duy nhất có phân lớp 3d đã điền đầy electron. Mã đề thi: 777
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm xác định hàm lượng iron(II) sulfate bằng phương pháp chuẩn độ thuốc tím trong môi trường sulfuric acid loãng, dư. a) Thuốc tím phải cho vào burette, không được cho vào bình tam giác. b) Cần sử dụng chất chi thị để nhận biết điểm kết thúc chuẩn độ. c) Iron(II) sulfate là chất khử, thuốc tím là chất oxi hoá. d) Phải đun nóng dung dịch trong bình tam giác trước khi chuẩn độ. Câu 2. Theo thuyết liên kết hoá trị, xét các phát biểu về phức chất: a) Phối tử là các phân tử hoặc anion đã cho một hoặc một số cặp electron hoá trị riêng. b) Các phần tử gồm NH 3 , N 2 , H 2 , OH – , Cl – đều có thể trở thành phối tử trong phức chất. c) Có phối tử là anion và phối tử là phân tử trong phức chất [Cu(NH 3 ) 4 (OH 2 ) 2 ] 2+ . d) Khi tham gia quá trình tạo phức chất, phân tử ethylenediamine H 2 N-CH 2 -CH 2 -NH 2 , sử dụng hai cặp electron hoá trị riêng để tạo 2 liên kết cho - nhận. Câu 3. Phương pháp Solvay để sản xuất 23NaCO trong công nghiệp được minh hoạ ở sơ đồ sau: a) Ion hydrogencarbonate được tạo thành tại tháp carbonate hoá. b) Ở giai đoạn làm lạnh, 3NaHCO được tách biệt bằng phương pháp kết tủa. c) Phản ứng chuyển hoá 3NaHCO thành 23NaCO là phản ứng toả nhiệt. d) Ammonia và carbon dioxide được sử dụng quay vòng trong quá trình sản xuất. Câu 4. Nước cứng là loại nước tự nhiên chứa nhiều cation M 2+ , các ion này đi vào nguồn cung cấp nước từ quá trình rửa trôi từ các khoáng chất trong tầng nước ngầm. a) Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay. b) Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. c) Chất giặt rửa tổng hợp dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion M 2+ . d) Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO 3 – và SO 4 2– . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho phương trình hoá học của các phản ứng sau: (1) CuO + CO Cu + CO 2 . (2) 2CuSO 4 + 2H 2 O 2Cu + O 2 + 2H 2 SO 4 (3) Fe + CuSO 4 FeSO 4 + Cu (4) ZnO + C CO + Zn Liệt kê các phản ứng có thể được dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện theo dãy số thứ tự tăng dần. Câu 2. Tiến hành điện phân với điện cực trơ có màng ngăn 200 mL dung dịch NaCl cho tới khi cathode thoát ra 0,2479 L khí (đkc) thì ngừng điện phân. Tính pH của dung dịch sau điện phân. Câu 3. Cho các nhận định sau về kim loại thuộc nhóm IA và IIA: (a) Là các nguyên tố họ s. (b) Có tính khử mạnh. (c) Các nguyên tử kim loại nhóm IIA có bán kính lớn hơn nhóm IA. (d) Các nguyên tử nhóm IIA có nhiệt nóng chảy và khối lượng riêng biến đổi không theo xu hướng rõ rệt như nhóm IA. Có bao nhiêu nhận định đúng khi nhận xét nguyên tử kim loại nhóm IIA với IA (ở cùng chu kì)?
Câu 4. Chromium (Cr) có tính cứng cao. Nickel (Ni) có đặc tính cơ học là cứng, dễ dát mỏng, dễ uốn, dễ kéo sợi và đặc tính hoá học là trơ với không khí nên khi thêm vào inox để việc gia công dễ dàng hơn. Inox 18/10 có thành phần hoá học gồm 18% chromimum, 10% nickel và tối đa 0,08% carbon (C). Xác định khối lượng iron (tính theo kg) tối đa trong 1,00 tấn inox 18/10. Câu 5. Cho dung dịch NH 3 đặc đến dư vào dung dịch CoCl 2 , thu được dung dịch có màu hồng. Hiện tượng này được giải thích là do tất cả các phối tử H 2 O trong phức chất [Co(OH 2 ) 6 ] 2+ được thay thế bằng phối tử NH 3 . Có bao nhiều liên kết Co-N có trong phức chất mới được hình thành? Câu 6. Để xác định hàm lượng magnesium oxide trong một phụ gia có trong được phẩm người ta tiến hành như sau: Lấy 1,8005 g mẫu hoả tan hết vào dung dịch HCl. Thêm dần dung dịch NH 3 vào cho đến khi có môi trường base yếu, thêm tiếp lượng dư (NH 4 ) 2 HPO 4 để kết tủa hết Mg 2+ dưới dạng kết tủa MgNH 4 PO 4 . Lọc lấy kết tủa và rửa sạch bằng dung dịch NH 3 . Nung kết tủa ở 1000 0 C, để thực hiện phản ứng: 2MgNH 4 PO 4 (s) 0t Mg 2 P 2 O 7 (s) + 2NH 3 (g) + H 2 O(g) (1) Sau khi phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn thu được 0,1532 g chất rắn. Xác định % khối lượng của MgO trong mẫu. (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.