PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TRUYỆN.docx

1 CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN, SỰ SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO CÁCH TRUY TÌM VÀ LÍ GIẢI NHỮNG MẬT MÃ NGHỆ THUẬT Lời giới thiệu chuyên đề Chuyên đề này được tôi xây dựng trên cơ đọc hiểu theo thể loại truyện (Thần thoại, truyện hiện đại, tiểu thuyết...) giúp HS đọc hiểu thuần thục thể loại truyện; biết nắm bắt, phân tích lí giải về cốt truyện, tình huống truyện, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, các chi tiết tiêu biểu quan trọng. Học sinh biết liên hệ, vận dụng tác phẩm vào cuộc sống, hoặc biết liên hệ với các tác phẩm khác. Ở phần viết, chúng tôi chú ý rèn học sinh cách viết từ mở bài, chuyển ý, viết các đoạn văn theo các luận điểm; viết bài có lí luận văn học, biết liên hệ, so sánh, tưởng tượng. Tiến tới hướng dẫn học sinh biết tổng hợp, nâng cao và viết có nghệ thuật. Chuyên đề gồm có các phần sau: Phần Một: Đọc hiểu truyện I. Kĩ năng đọc hiểu. II. Ví dụ minh họa III. Đề xuất các luyện các đề Phần Hai: Viết I. Viết đoạn văn 1. Hướng dẫn kĩ năng viết. 2. Đoạn văn mẫu. II. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về tác phẩm truyện. 1. Hướng dẫn kĩ năng viết. 2. Bài văn mẫu. III. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một nhân vật trong truyện. 1. Hướng dẫn kĩ năng viết. 2. Bài văn mẫu. Phần Ba: Lí luận nâng cao. 1. Các ý kiến về truyện và văn học nghệ thuật. 2. Chuyên đề chuyên sâu về truyện


4 VD1: Trong truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam, người kể chuyện giấu mặt; hay truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân cũng vậy. - Nhân vật: Chính, trung tâm, phụ: + Lai lịch, hoàn cảnh, nguồn gốc, xuất thân. + Diện mạo, ngoại hình + Lời nói, hành động, cử chỉ + Mối quan hệ với các nhân vật khác. - Cốt truyện: Chuỗi các sự kiện, sự việc, chi tiết được gắn kết với nhau chặt chẽ qua một tình huống truyện nào đó. VD1: Truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, cốt truyện xoay quanh các sự việc xin chữ (của quản ngục) và cho chữ ( của Huấn Cao) => Toàn bộ các sự việc, chi tiết đều gắn kết chặt chẽ với nhau để kể, miêu tả quá trình chuyển biến thay đổi thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục dẫn đến việc cho chữ. VD2: Trong truyện "Bầy chim chìa vôi" của Nguyễn Quang Thiều, cốt truyện xoay quanh những suy nghĩ và hành động của hai anh em Mon, Mên về việc giải cứu bầy chim chìa vôi khỏi dòng nước lũ. VD3: Truyện "Trái tim hổ" trích "Những ngọn gió Hua Tát" của Nguyễn Huy Thiệp, cốt truyện xoay quanh việc săn hổ để lấy trái tim chữa bệnh cho Pùa => Các sự việc đều được kết nối xoay quanh cốt truyện đó như: thanh niên trai tráng trong bản đi săn hổ => mất, bỏ cuộc; sau đó Khó đi săn => tiêu diệt được hổ. VD4: Trong truyện "Người ở bến sông Châu" của Sương Nguyệt Minh, cốt truyện được xây dựng xoay quanh cuộc đời của Mây ở các thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Đó là Mây khi đi lính về thì người yêu đi lấy vợ; Mây đỡ đẻ cho Thanh, vợ của San; thím Ba chết, Mây nhận nuôi thằng Cún; Mây trong mối quan hệ với chú Quang. => tất cả các sự việc trên được kết nối chặt chẽ cùng với nhân vật chính, nhân vật trung tâm là Mây => Khắc họa số phận, vẻ đẹp nhân phẩm của Mây. + Lưu ý: Truyện ngắn trữ tình hầu như không có cốt truyện, hoặc cốt truyện rất đơn giản => truyện không có truyện. Ví dụ như các truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa), truyện của Thanh Tịnh (Tôi đi học).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.