Content text QUẦN THỂ SINH VẬT- ĐÁP ÁN.pdf
Câu 11. Đặc trưng nào sau đây là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? A. Thành phần loài. B. Loài ưu thế. C. Loài đặc trưng. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 11. Đáp án D. Các đặc trưng A, B, C đều là đặc trưng của quần xã. Câu 12. Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 32 cây/m2 . Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể? A. Tỷ lệ đực/cái. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Sự phân bố cá thể. D. Mật độ cá thể. Câu 12. Đáp án D. Câu 13. Thời gian sống thực tế của 1 cá thể trong quần thể được gọi là A. tuổi sinh thái. B. tuổi quần thể. C. tuổi sinh lí. D. tuổi đang sinh sản. Câu 13. Đáp án A. Câu 14. Nếu mật độ cá thể củ 1 quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm tăng A. mức cạnh tranh. B. kích thước quần thể. C. mức sinh sản. D. mức nhập cư. Câu 14. Đáp án A Nếu mật độ cá thể củ 1 quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh, tăng di cư, giảm kích thước quần thể, giảm mức sinh sản và giảm mức nhập cư trong quần thể. Câu 15. Trong mỗi quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi A. môi trường không đồng nhất và các cá thể có tính lãnh thổ cao. B. môi trường đồng nhất và các cá thể không có tính lãnh thổ. C. môi trường đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt. D. số lượng cá thể đông và có sự canh tranh khốc liệt giữa các cá thể. Câu 15. Đáp án C. Sự phân bố cá thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Khi môi trường sống đồng đều và các cá thể cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt thì sự phân bố cá thể đồng đều. Câu 16. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Loài ưu thế. B. Mật độ cá thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi. Câu 16. Đáp án A.