Content text P1. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEL.pdf
Tài liệu biên soạn nhóm Thầy Hoàng Oppa 1 PHẠM HỮU HIẾU – HOÀNG TRỌNG KỲ ANH (Chủ biên) TS. HUỲNH GIA BẢO – PGS.TS NGUYỄN MẬU ĐỨC PHẠM XUÂN TÙNG – PHẠM NHẬT TÂN – PHẠM TRUNG TÍN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 PHẦN SINH HỌC PHẦN 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEL Biên soạn theo chương trình GDPT 2018 Dùng chung cho các bộ sách: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – CÁNH DIỀU KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (Có đáp án chi tiết)
Tài liệu biên soạn nhóm Thầy Hoàng Oppa 2 CHỦ ĐỀ 1. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEL A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Một số khái niệm – Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. – Hiện tượng di truyền và biến dị do nhân tố di truyền nằm trong tế bào (sau này gọi là gene) quy định, do đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. – Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền. – Một số đặc điểm của con cái không giống với bố, mẹ của chúng được gọi là biến dị. a) Màu da ngăm giống nhau b) Màu mắt khác nhau Hình. Sự di truyền màu da và màu mắt của một gia đình – Trong quá trình di truyền, gene có khả năng truyền lại các đặc điểm của bố, mẹ cho con cái, đồng thời gene cũng có thể tạo các biến dị, các biến dị này có thể di truyền cho thế hệ sau. Gene được xem là trung tâm của di truyền học. Hình. Sơ đồ mối quan hệ từ gene đến tế bào
Tài liệu biên soạn nhóm Thầy Hoàng Oppa 3 2. Quy luật di truyền của Mendel – Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, sinh ra tại Vương quốc Áo, nay thuộc Cộng hoà Séc. Hình. Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) – Đối tượng nghiên cứu: Mendel lựa chọn đối tượng nghiên cứu là cây đậu hà lan vì có các đặc điểm phù hợp với phương pháp nghiên cứu như: tự thụ phấn nghiêm ngặt; thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn; có nhiều cặp tính trạng tương phản dễ nhận biết. 3. Một số thuật ngữ và kí hiệu dùng trong di truyền học a) Một số thuật ngữ – Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Quả xanh Quả vàng Hoa dọc theo thân Hoa ở ngọn Hoa tím Hoa trắng Cây cao Cây thấp Hạt trơn Hạt nhăn Hạt vàng Hạt xanh
Tài liệu biên soạn nhóm Thầy Hoàng Oppa 4 – Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại đặc điểm. – Kiểu hình (KH) là trạng thái biểu hiện cụ thể của một tỉnh trạng hoặc tập hợp các biểu hiện cụ thể của nhiều tính trạng. – Kiểu gene (KG) là tổ hợp tất cả các gene trong tế bào cơ thể. – Allele là các biến thể khác nhau của gene. Allele trội thường kí hiệu bằng chữ cái in hoa và allele lặn kí hiệu chữ cái thường. – Ở cơ thể lưỡng bội, kiểu gene là tổ hợp hai allele của cùng một gene hoặc tổ hợp các cặp allele của nhiều gene. – Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gene dị hợp tử (Aa). Tính trạng lặn là tính trạng không được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gene dị hợp tử. – Tính trội hoàn toàn là trường hợp gene quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át gene quy định tính trạng lặn ở kiểu gene dị hợp và biểu hiện tính trội. – Trội không hoàn toàn là trường hợp gene quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át gene lặn tương ứng, biểu hiện kiểu hình trung gian giữa trội và lặn ở kiểu gene dị hợp. – Dòng thuần là dòng gồm các cơ thể khi sinh sản cho ra các cá thể có kiểu hình giống nhau qua các thế hệ. – Cơ thể thuần chủng là cơ thể có kiểu gene đồng hợp tử về gene đang nghiên cứu. – Hiện tượng đồng tính là hiện tượng con lai đồng loạt xuất hiện một tính trạng giống nhau. – Hiện tượng phân tính là hiện tượng con lai có sự phân li tính trạng theo nhiều hướng khác nhau. – Phân li độc lập là trường hợp sự di truyền của cặp tính trạn này không phụ thuộc vào sự di truyền của các cặp tính trạng kia và ngược lại. b) Một số kí hiệu – Ptc: bố mẹ thuần chủng. – P: bố mẹ. – ×: phép lai. – G: giao tử, trong đó ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái). – F: thế hệ con; F1 là thế hệ thứ nhất được sinh ra từ P; F2 là thế hệ con được sinh ra từ F2. – Các chữ cái in hoa thường kí hiệu gene trội (A, B, C, D, E, G, ...), chữ cái in thường kí hiệu gene lặn (a, b, c, d, e, g, ...). 4. Lai một cặp tính trạng – Kết luận: “Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn”.