PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text bài 16. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 7: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THỦY SẢN BÀI 16: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
2 - Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Hình ảnh, video liên quan đến các nhóm thức ăn thủy sản. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về thành phần dinh dưỡng và các nhóm thức ăn thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới. b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các nhóm thức ăn thủy sản. d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau: - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi: Hãy nêu các loại thức ăn cho tôm, cá mà em biết. Ưu điểm của loại thức ăn đó là gì?
3 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời: + Thức ăn cho tôm, cá gồm:  thức ăn hỗn hợp: giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất để phù hợp với từng loại vật nuôi theo từng thời kì sinh trưởng khác nhau.  thức ăn bổ sung: giúp cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi.  thức ăn tươi sống: giúp cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho động vật thủy sản.  nguyên liệu thức ăn: giúp chế biến thức ăn thủy sản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về vai trò của các nhóm thức ăn cho thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thủy sản. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng thức ăn cho động vật thuỷ sản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản. b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.85 - 86, hoàn thành yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành phần dinh dưỡng thức ăn cho động vật thuỷ sản. d. Tổ chức thực hiện:
4 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục 1.2 trong SGK và thực hiện yêu cầu: Hãy nêu thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn thuỷ sản. - GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục Em có biết để có thêm kiến thức về thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thuỷ sản. - GV cung cấp thêm kiến thức cho HS thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập: Dựa vào Bảng 16.1, hãy so sánh thành phần của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn của một số loài thuỷ sản. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ) Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục 1, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). * Trả lời câu hỏi Luyện tập: + Tôm, cá nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng (protein) cao hơn cá so với giai đoạn truưởng thành. Ví dụ: tôm giống cần 42% và cá song giống cần 55% protein. 1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho động vật thuỷ sản 1.1. Khái niệm thức ăn thuỷ sản - Là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thuỷ sản; - Bao gồm: thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu (Hình 16.1). 1.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản - Hầu hết các loại thức ăn đều có thành phần dinh dưỡng giống nhau là nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng (Hình 16.2) nhưng tỉ lệ của các thành phần dinh dưỡng trong các loại thức ăn lại khác nhau. + Thức ăn có nguồn gốc động vật, thức ăn tươi sống thường có hàm lượng protein cao. + Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường có mùi, vị kém hấp dẫn động vật thuỷ sản và khó tiêu hoá hơn do có chứa các chất kháng dinh dưỡng. + Các chất bổ sung, phụ gia và một số nguyên liệu đặc biệt có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng; nhưng khi bổ sung vào trong thức ăn chúng sẽ đem lại nhiều

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.